Chương 3 Mô hình kênh giá
Dựa trên cơ sở lý thuyết xu hướng, nếu chúng ta vẽ thêm một đường song song với đường xu hướng thì có thể dụng nên một kênh giá như hình ảnh 1.1.3 dưới đây.
Mô hình kênh giá tăng, biểu thị xu hướng chính của thị trường là giá tăng còn mô hình kênh giá giảm, phản ánh xu hướng thị trường giá xuống. Và bất kể kênh giá tăng hay giảm, đều được hình thành bởi một đường nối ít nhất hai điểm đáy hoặc hai điểm đỉnh.
Đường xu hướng trên và đường xu hướng dưới trong một mô hình kênh giá được cho rằng là đường kháng cự và đường hỗ trợ trong mô hình này. Và khoảng thời gian mà giá cả dao động trong mô hình kênh giá này càng dài, thì sức lực của mô hình này càng mạnh mẽ, và một khi mô hình này bị phá vỡ, thì nó sẽ trở thành một mức kháng cự hoặc một mức hỗ trợ mạnh.
Đường xu hướng trên dưới có thể giúp chúng ta lựa chọn vị trí đặt lệnh và đóng lệnh giao dịch. Khi chúng ta đặt lệnh mua, thường đặt lệnh mua gần đường dưới và đóng lệnh khi tỷ giá chạm gần tới đường trên. Khi chúng ta đặt lệnh bán, thì ngược lại, đặt lệnh bán gần đường trên, và đóng lệnh khi tỷ giá chạm gần đường dưới. Và tất nhiên, có nên đặt lệnh giao dịch tại các vị trí này hay không, vẫn cần phải xem xét thêm tình hình thực tế kết hợp với các yếu tố kỹ thuật khác.
Khi mô hình kênh giá được xác nhận, thì tỷ giá sẽ biến động trong phạm vi k
Báo cáo