Chương 1 3 tiền đề trong phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng biểu đồ giá để nghiên cứu hành vi thị trường, với mục đích là dự đoán xu hướng biến động giá tương lai. Bất cứ trong giao dịch chứng khoán, giao dịch tương lai hay giao dịch ngoại hối, chúng ta đều cần sử dụng tới phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật có ba tiền đề cơ bản. Đó là giả thuyết thị trường hiệu quả, giá biến động theo xu hướng và lịch sử sẽ lặp lại. Và có thể nói đa số các phân tích kỹ thuật đều là dựa trên việc thừa nhận ba tiền đề này.
Giả thuyết thị trường hiệu quả
Sự thay đổi của mối quan hệ cung - cầu, việc công bố dữ liệu kinh tế, sự thay đổi trong các yếu tố chính trị, việc ban hành các chính sách mới, các tin tức, thậm chí sự thay đổi về tâm lý của các nhà đầu tư, tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng tới giá và sẽ được phản ánh đầy đủ trong sự biến động giá. Nói một cách khác, tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá của tài sản đều sẽ được phản ánh vào giá của tài sản đó.
Giá cả biến động theo xu hướng
Phân tích xu hướng là hoạt động trọng tâm trong phân tích kỹ thuật. Trường phái kỹ thuật tin rằng giá biến động theo xu hướng. Ở giai đoạn bắt đầu hình thành xu hướng, chúng ta có thể nắm bắt và xác nhận xu hướng tiếp theo của nó là gì và đặt lệnh theo xu hướng đó. Và khi xu hướng đã được hình thành rõ ràng khả năng đảo chiều sẽ càng thấp hơn.
Lấy một ví dụ: Khi một người giao dịch ngoại hối với số tiền vốn nhỏ lại đi làm bán khống thử một cặp tiền tệ đang ở trong một thị trường bò mạnh. Điều này không khác gì việc một người đứng giữa đường ray mong muốn chặn lại đoàn tàu đang lao đến với tốc độ cao. Xác suất mà người đó bị chuyến tàu lao qua đè bẹp là rất cao so với xác suất mà anh ta có thể làm cho chuyến tàu dừng lại. Cho nên việc nắm bắt xu hướng mới là điều quan trọng nhất trong lý
Báo cáo