Chương 6 Quy mô và tính thanh khoản của thị trường ngoại hối là như thế nào?
Cho đến nay, thị trường ngoại hối đã trở thành thị trường tài chính lớn nhất và được phổ biến nhất, với khối lượng giao dịch hàng ngày vượt qua 5 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Trong đó, đô là Mỹ là loại tiền tệ có khối lượng giao dịch cao nhất, chiếm 87,6%; đồng Euro chiếm tỷ trọng là 31,3%, đứng thứ hai; thứ ba là Yên Nhật, có chiếm 21,6%.
Lưu ý: theo dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào năm 2016
Vậy thì, tính thanh khoản của thị trường ngoại hối là gì?
Tính thanh khoản ngoại hối chỉ một năng lực của thị trường để thực hiện giao dịch cặp tiền tệ với một khối lượng nhất định bằng giá thị trường tùy theo tình hình cung cấp và nhu cầu. Nói một cách đơn giản, tức là năng lực đổi sản phẩm thành tiền mặt hoặc đổi sang loại sản phẩm khác.
Thị trường ngoại hối có tính thanh khoản cao, do đó, khối lượng giao dịch vào bất kỳ thời điểm nào cũng rất cao, và điều này cũng cho phép mọi người có thế dễ dàng mua bán tiền tệ; và cũng tại vì hị trường ngoại hối có tính thanh khoản cao, cho nên, khối lượng giao dịch khổng lồ này ít khi ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Xem xét từ góc độ của các nhà đầu tư, tính thanh khoản của thị trường ngoại hối càng mạnh, thì có nghĩa là có thể thực hiện giao dịch với chi phí tương đối thấp hơn hoặc với một mức giá tương đối tốt hơn. Và đây chính là điều quan trọng nhất nắm bắt cơ hội trong nháy mắt để kiếm tiền.
Tính thanh khoản đến từ đâu?
Tính thanh khoản của các nhà môi giới ngoại hối bán lẻ đến từ thị trường liên ngân hàng. Nhà môi giới có rất nhiều, nhưng những nhà cung cấp thanh khoản hàng đầu chỉ là mấy ngân hàng quốc tế lớn thôi và ngân hàng cũng không thể trực tiếp kết nối với mỗi nhà môi giới bán lẻ. Cho nên, điều này mới có đòi hỏi nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider, LP).
Các nhà cung cấp thanh khoản được chia thành mấy cấp độ khác nhau. Như Citibank, Deutsche Bank, HSBC, JPMorgan Chase, UBS, Dutch Bank, v.v. (Ngoài ra còn có một số công ty bảo hiểm và công ty quỹ, như Quantum Fund, BlackRock v.v.). Họ là nhà cung cấp thanh khoản hàng đầu, và càng gần với những ngân hàng quốc tế lớn này, thì tính thanh khoản sẽ càng cao.
Và còn phải chú ý rằng, ngay cả là kết nối với một nhà cung cấp thanh khoản thống nhất, nhưng tính thanh khoản của những nhà môi giới bán lẻ cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, một số ngân hàng sẽ chia tiền vốn tài khoản thành hai nhóm - nhóm giao dịch hệ thống và nhóm bán lẻ chung. Và hai nhà môi giới trong một nhóm này, có lẽ sẽ lấy được đơn hàng khác nhau. Thông thường, những nhà môi giới với khối lượng đơn hàng lớn và tín dụng uy tín cao sẽ nhận được những đơn hàng với chất lượng cao hơn.
Là một nhà đầu tư, khi lựa chọn nhà môi giới ngoại hối cũng phải chú ý kiểm tra xem tính thanh khoản của nó. Cụ thể là, xem báo giá của nó có sức hấp dẫn hay không, nó có thể cung cấp một môi trường giao dịch ổn định hay không, và tình hình trượt giá của nó có nhiều hay không.