Chương 8 Nhà môi giới ngoại hối là gì?
Nhà môi giới ngoại hối là gì?
Thông thường, một nhà môi giới ngoại hối là một công ty, và họ sẽ chấp hành đơn hàng theo lệnh giao dịch mua bán, và kiếm phí dịch vụ hoặc tiền hoa hồng thông qua cung cấp dịch vụ.
Tính quan trọng của nhà môi giới ngoại hối
Phil Taylor là một vận động viên Darts (phi tiêu) chuyên nghiệp, có chiến thắng hơn 200 giải nhất trong các cuộc thi chuyên nghiệp. Và nếu tay ông chỉ là những chiếc phi tiêu không đạt tiêu chuẩn, thì kết quả cũng không được hài lòng. Trong cuộc thi Darts, chi tiêu có tính quan trọng bằng năng lực của vận động viên.
Trong khi giao dịch ngoại hối cũng như vậy, kỹ năng giao dịch cũng quan trọng bằng sự phối hợp từ nhà môi giới. Các nhà môi giới chính là những chiếc phi tiêu trong tay của các nhà đầu tư ngoại hối. Khi lựa chọn nhà môi giới ngoại hối, chúng ta cần phải chú ý hai điều dưới đây:
Mô hình dịch vụ của nhà môi giới
Nhà môi giới chủ yếu có hai loại mô hình dịch vụ: mô hình STP - xử lý thanh toán xuyên suốt, và mô hình MM - nhà tạo lập thị trường.
Cái gì là mô hình STP (xử lý thanh toán xuyên suốt)
Mô hình STP, tiếng Anh viết hoàn chỉnh là StraightThroughProcessing, nói chuyên nghiệp hơn là hệ thống giao dịch thanh toán xuyên suốt.
Trong mô hình STP, tất cả các đơn hàng sẽ được trức tiếp gửi tới nhà cung cấp thanh khoản, và họ có thể trực tiếp tiến hành giao dịch trong các thị trường liên ngân hàng hoặc các nhà tạo lập thị trường đã được kết nối. Có một số nhà môi giới STP chỉ có kết nối một nhà cung cấp thanh khoản, và có một số có mấy cái. Và mỗi nhà cung cấp thanh khoản cũng sẽ cung cấp giá mua, giá bán khác nhau. Cho nên nhà môi giới sẽ chọn một giá cả thích hợp nhất. Số lượng nhà cung cấp tính thanh khoản càng nhiều, thì chắc chắn rằng tính thanh khoản sẽ càng tốt, và cũng sẽ khớp lệnh thuận lợi hơn.
Nhà đầu tư sử dụng nhà môi giới STP có thể nhìn thấy giá cả thị trường tức thì, và các lệnh giao dịch của họ cũng sẽ được hỗ trợ chấp hành ngay, mà không có bị can thiệp. Đây chính là ý nghĩa của mô hình STP - xử lý thanh toán xuyên suốt.
Mô hình MM (nhà tạo lập thị trường) là gì?
Mô hình MM, tiếng Anh là Market Maker, nói chuyên nghiệp hơn là nhà tạo lập thị trường.
Nhà tạo lập thị trường được ra đời để cung cấp thanh khoản cho thị trường. Trong thị trường ngoại hối, thường là chỉ những nhà môi giới đặt lệnh ngược lại với giao dịch của các khách hàng cá nhân.
Mô hình MM chỉ khi khách hàng đặt ra đơn hàng trên sàn giao dịch, nhà tạo lập thị trường sẽ trực tiếp đạt thỏa thuận với khách hàng. Do những đơn hàng của khách hàng có cả lệnh mua và lệnh bán, các nhà tạo lập thị trường thường được bù đắp cho rủi ro nắm giữ tài sản bởi vì họ có thể thấy sự suy giảm giá trị của thị trường sau khi nó được mua từ người bán và trước khi nó được bán cho người mua.
Một số nhà tạo lập thị trường sau khi phân tích năng lực kiếm lời của khách hàng, cũng sẽ đầu đơn hàng vào thị trường của những khách hàng với năng lực kiếm lời cao hơn, và họ kiếm lời chênh lệch giá mua - giá bán trong đó. Họ sẽ giữ lại các đơn hàng của những khách hàng với năng lực kiếm lời yếu hơn, chờ khách hàng đóng lệnh, và phần thua lỗ của những khách hàng này mới là phần lợi nhuận của các nhà tạo lập thị trường.
Thông qua việc không ngừng mua bán, nhà tạo lập thị trường có thể duy trì tính thanh khoản của thị trường và đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà giao dịch. Nhà tạo lập thị trường cũng sẽ thông qua điều chỉnh chênh lệch giá để bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ, và việc này cũng có thể kiếm được lợi nhuận không ít. Nhưng chỉ có những nhà tạo lập thị trường với sức lực hùng mạnh mới có thể được cấp chứng nhận nhà tạo lập thị trường, và mô hình này cũng được sự cho phép của các cơ quan quản lý thị trường ngoại hối.
Ví dụ bạn bán ra 1 lot EUR/USD, cài đặt mức chốt lời và cắt lỗ đều cài đặt 50 pip, như vậy rủi ro của bạn là nếu giá đạt tới mức cắt lỗ, thì bạn sẽ thua lỗ500 đô la Mỹ. Và trong mô hình tạo lập thị trường, nhà môi giới sẽ trở thành đối thủ của bạn. Rủi ro của họ là khi bạn thực hiện mục tiêu lợi nhuận, kiếm được 500 đô la Mỹ, thì họ phải trả 500 đô la Mỹ cho bạn. Và trong mô hình xử lý thanh toán xuyên suốt, nhà môi giới không phải là đội thủ của bạn, họ chỉ sẽ đưa lệnh giao dịch của bạn cho nhà cung cấp tính thanh khoản của họ thôi.
Làm thế nào đẻ phán đoán nhà môi giới là mô hình STP hay mô hình MM?
Trong trường hợp lấy được nền tảng của nhà môi giới của bạn mới biết được họ là mô hình STP hay mô hình MM, nếu không thì cũng không có biện pháp nào được phân biệt ra. Nói chung, nhà môi giới với mô hình STP và mô hình MM có những đặt điểm khác như sau:
Nói một cách chính thức, đối với mô hình STP và mô hình MM, bây giờ chưa có kết luận rằng mô hình nào có tốt hơn. Nói chung, mô hình MM có xung đột lợi ích khá lớn với nhà đầu tư, và đối với mô hình STP thì điều này tương đối nhỏ hơn.
Cấp độ an toàn vốn
Nhà môi giới thường sẽ thiết lập 2 loại tài khoản ngân hàng: một là tài khoản doanh nghiệp, chủ yếu dùng để gửi tiền vốn kinh doanh, như tiền lương của nhân viên, chi phí quản lý v.v. Và một tài khoản khác là tài khoản khách hàng, dùng để gửi tiền vốn giao dịch của khách hàng. Theo tình hình phân bố của khách hàng có thể chia thành 4 cấp độ an toàn vốn của nhà môi giới :
Cấp độ 4, không có tách biệt vốn khách hàng. Đây là một hình thức nguy hiểm nhất. Tài khoản doanh nghiệp và tài khoản khách hàng có thể lẫn nhau, tiền vốn giao dịch của khách hàng dễ bị sử dụng với mục đích khác.
Cấp độ 3, tách biệt tiền vốn giao dịch và tiền vốn kinh doanh, tức là tài khoản doanh nghiệp và tài khoản khách hàng đều được bảo quản riêng. Nhưng cũng phải chú ý rằng, một số nhà môi giới cũng sẽ sử dụng tiền vốn của khách hàng khi làm thanh toán.
Cấp độ 2, gửi tiền vốn khách hàng cho một bên thứ ba công ty quản lý. Trong trường hợp này, mỗi lần gửi tiền hoặc rút tiền đều phải lấy được sự đồng ý của khách hàng.
Cấp độ 1, dịch vụ ủy thác, tức trên cơ sở của cấp độ 2, còn có thể đảm bảo tiền vốn của khách hàng sẽ không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của các công ty môi giới, cho nên có thể đảm bảo tiền vốn an toàn hơn.
Các cơ quan quản lý ngoại hối đều có yêu cầu những nhà môi giới được quản lý, cách ly tiền vốn của khách hàng, và gửi vào những tài khoản được chỉ định.
Ngoài ra, lúc khi lựa chọn nhà môi giới cũng cần chú ý tín dụng của nhà môi giới có tốt hay không, và các cặp tiền tệ, đòn bẩy được cung cấp được đáp ứng nhu cầu của bạn hay không, đóng tiền và rút tiền có tiện lợi không, dịch vụ chăm sóc khách hàng có chu đáo không v.v. kiến nghị đi khảo sát nhà môi giới nhiều hơn, để lựa chọn nhà môi giới phù hợp nhất, và đây cũng là yếu tố quan trong đối với việc thực hiện mục tiêu tài chính của bạn.
Trên trang web BrokersShow, có liệt kê ra nhiều nhà môi giới hợp lệ và ưu tú, và bao gồm cả thông tin môi giới, tình hình giám sát, thông tin tài khoản, mô hình kinh doanh, chi phí giao dịch và điều kiện giao dịch v.v.
Chi tiết: https://www.brokersview.com/brokers.