Chương 8 Thị trường chờ đợi dữ liệu CPI vào thứ 5 (08/11/2022)
Thị trường hướng sự chú ý vào số liệu CPI sắp công bố
Tóm tắt:
CPI Trung Quốc sẽ công bố vào thứ 3, CPI Mỹ sẽ được công bố vào thứ năm, và thị trường đang dồn sự quan tâm về số liệu CPI để đánh giá về mức độ lạm phát và nó sẽ là yếu tố tác động đến lập trường về vấn đề lãi suất của FED.
1. Thông tin cơ bản
Từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, lo ngại lạm phát khiến các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) trong tuần này, chỉ số cho thấy mức độ nghiêm trọng của nguy cơ suy thoái kinh tế
Bắc Kinh sẽ công bố dữ liệu CPI vào thứ Ba sau khi dữ liệu thống kê giao dịch cuối tuần cho thấy sự sụt giảm hàng năm đầu tiên trong xuất khẩu của Trung Quốc kể từ tháng 5 năm 2020. Xuất khẩu giảm 0,3% và nhập khẩu cũng giảm 0,7% — trong khi một cuộc thăm dò của Reuters đã dự báo mức tăng lần lượt là 4,3% và 0,1%.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh đã công bố dữ liệu về dự trữ ngoại hối, vốn đang bị cạn kiệt khi các nhà chức trách tìm cách củng cố đồng nhân dân tệ - đồng tiền đang trong giai đoạn tồi tệ nhất kể từ năm 1994. Dự trữ ngoại tệ Trung Quốc đang ở mức 3 nghìn tỷ đô la trong bối cảnh sức mạnh của đồng đô la tăng mạnh kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3.
Chủ tịch Fed, Jerome Powell tuần trước cho biết các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ áp dụng lãi suất cao hơn mức dự kiến trong nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng vọt. Powell nhấn mạnh về sự “cần thiết đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2% trong trung hạn”.
Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans hôm thứ Sáu cho rằng ngay cả mức tăng 50 điểm cơ bản (bp) cũng có thể là một yếu tố cản trở, so với mức 75 điểm cơ bản (bp) mà các nhà hoạch định chính sách đã áp dụng.
Evans cho biết: “Ngay cả với những đợt tăng lãi suất nhỏ hơn, vẫn có nhiều dư địa để thắt chặt chính sách tiền tệ”.
Mục tiêu lạm phát của Fed chỉ là 2% mỗi năm. Nhưng CPI của Mỹ đã tăng nhanh hơn gấp 4 lần - tăng 8,2% trong năm tính đến tháng 9, sau mức cao nhất trong 40 năm là 9,1% trong 12 tháng tính đến tháng 6.
Kỳ vọng rằng Fed vẫn có thể sẽ xoay trục chính sách lãi suất - mặc dù nhiều quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này - là một yếu tố dẫn đến đà tăng giá của dầu vào thứ Sáu.
Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ một lần nữa được dự báo cao hơn vào tháng 10 , và các quỹ đầu cơ tận dụng sức mạnh tăng lên của đồng đô la để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường hàng hoá
Có lẽ quan trọng hơn dữ liệu của Trung Quốc sẽ là chỉ số CPI tháng 10 của Hoa Kỳ
Dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ, sẽ được công bố vào thứ Năm, có thể giúp nhìn rõ hơn về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu làm chậm lại tốc độ tăng lãi suất. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng tỷ lệ CPI hàng năm của Hoa Kỳ sẽ ở mức 8,0% và tỷ lệ hàng tháng là 0,6%.
2. Phân tích biểu đồ
Biều đồ dầu USDX(H4)
Đô la tại thời điểm hiện tại đang có xu hướng yếu dần khi mà giá đã tạo được xu hướng giảm ngắn hạn trong khung H4. Vùng 110 – 110.3 hiện đang là vùng hỗ trợ gần cho đô la.
Tâm lí của thị trường sẽ đổ dồn vào dữ liệu CPI vào thứ năm và nó sẽ là tiền đề cho xu hướng tiếp theo của đô la vì nếu CPI vẫn nóng thì nó sẽ làm cho FED tiếp tục diều hâu và câu chuyện về việc nâng lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 12 cuối năm sẽ được diễn ra. Như vậy đô la sẽ tăng mạnh và vùng kháng cự 112.9-113 sẽ là vùng mục tiêu