章節 1 Những biểu đồ thường gặp trong MT4/MT5
Để thực hiện giao dịch ngoại hối, trước hết là phải nhận biết biểu đồ. Chức năng chính của các biểu đồ là ghi chép sự biến động giá của tỷ giá.
Và có ba loại biều đồ được sử dụng phổ biến nhất lần lượt là biểu đồ đường, biểu đồ hình cột, biểu đồ hình nến.
Biểu đồ đường
Trong ba loại biểu đồ này, biểu đồ đường là biểu đồ cơ sở nhất, được vẽ bằng giá cả thành giao hàng ngày. Hình ảnh dưới đây la được vẽ biểu đồ giá hàng ngày từ ngày 26 tháng 11 năm 2015 đến ngày 11 tháng 7 năm 2016.
Như hình ảnh trên, trục hoành là thời gian và trục tung là giá cả.
Nói chung, biểu đồ đường thường được dùng để phân tích giá cả trong khoảng thời gian dài, để xác định xu hướng tổng thể của thị trường một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nhưng cũng bởi vì nó quá đơn giản và những thông tin được hiển thị trong đó quá ít, cho nên, hiện nay ít có người dùng.
Biểu đồ hình cột
Biểu đồ hình cột không chỉ có thể hiển thị xu hướng, mà cũng có thể cung cấp nhiều số liệu khác.
Trong biểu đồ trên cũng là một biểu đồ hàng ngày. Mỗi hình cột trong đó đều đại diện cho tình hình trong vòng 24 giờ của một cặp tiền tệ. Không giống như biểu đồ đường, chỉ vẽ bằng giá đóng cửa, biểu đồ hình cột có gồm: giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa.
Như trong hình trên, đường ngang nhỏ bên trái tức là giá mở cửa, đỉnh và đáy lần lượt đại diện cho giá cao nhất và thấp nhất, và đường ngang nhỏ bên phải là giá đóng cửa. Khi mức đường ngang bên phải cao hơn mức bên trái, thì được cho rằng là thị trường giá tăng; nếu ngược lại, thì được cho rằng là thị trường giá xuống.
Biểu đồ hình nến
Cuối cùng, chúng ta hãy xem loại biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất - biểu đồ hình nến (còn được gọi là biểu đồ hình nến Nhật Bản). Biểu đồ hình nến có bắt nguồn từ Nhật Bản vào thế kỷ 17 và được phổ biến ở châu Âu và nước Mỹ hơn một thế kỷ gần đây, và được sử dụng rộng rãi trong thị trường ngoại hối.
Thông thường, cây nến màu trắng (nến tăng) được dùng để hiển thị giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa; và cây nến màu đen (nến giảm) là được hiển thị giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Đổi biểu đồ trên thành biểu đồ hình nến, và chúng ta sẽ có thể thấy rõ những thông tin trong đó (giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa và giá đóng cửa) cũng nhất trí với biểu đồ hình cột, nhưng có khác biệt là, biểu đồ hình nến có dùng màu sắc để phân ra, để thông tin dễ thấy hơn.
Ngoại ra, bạn cũng có thể lựa chọn khung thời gian khác nhau. Trong khung thời gian khác, biểu đồ giá chỉ hiển thị sự biến động giá trong khoảng thời gian này thôi. Ví dụ, bạn mở ra biểu đồ hành ngày, thì mỗi cây nến trong đó đều đại diện cho tình hình biến động giá trong một ngày, và nếu bạn mở ra biểu đồ 4 tiếng, thì mỗi cây nến là hiển thị tình hình biến động giá trong vòng 4 tiếng đồng hồ.
Có rất nhiều người mới bắt đầu giao dịch thường dùng một khung thời gian quá ngắn để thực hiện giao dịch, nhưng trên thực tế, khung thời gian ngắn là dành cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhiều hơn vì nó rất dễ khiến bạn đưa ra quyết định sai sót và dẫn đén thua lỗ.