章節 5  Khối lượng vị thế

Việc cài đặt khối lượng vị thế giống như một con dao hai lưỡi. Nếu cài đặt qua lớn, có lẽ mỗi lần thua lỗ đều có thể sẽ gây ra tổn thất nghiêm trọng, và nếu có sử dụng đòn bẩy, thì còn có thể bị thua lỗ hết tất cả số tiền trong tài khoản. Nhưng nếu khối lượng vị thế quá nhỏ, thì không thể tối ưu hóa lợi nhuận. Cho nên, làm thế nào mới có thể tìm ra một mức cân bằng rủi ro và lợi nhuận, và cài đặt một khối lượng vị thế hớp lý hơn, cũng là một công việc quan trọng trong khi giao dịch ngoại hối.

Thông thường, chỉ có trải nghiệm qua tổn thất nghiêm trọng, mới nhận biết được tính nguy hại của việc cài đặt khối lượng vị thế không hợp lý, và việc giao dịch thiếu lý tính, và sau đó, mới bắt đầu quan tâm đến việc quản lý vốn.

 

Nếu chúng ta có 5000 đô la Mỹ trong tài khoản để thực hiện 10 giao dịch, và giả sử tất cả 10 giao dịch này đều bị lỗ, vậy thì chúng ta còn dư được bao nhiêu? Nếu khả năng chịu rủi ro ở mức 2% so với số dư tài khoản trước khi giao dịch, thì sau 10 lần thua lỗ, tài khoản chỉ mất 17% và vẫn còn 4169 đô la Mỹ. Nếu bạn là một nhà giao dịch ưa “mạo hiểm”, và cài đặt rủi ro ở mức 10%, thì cuối cùng chỉ còn lại 1937 đô la Mỹ, tương đương với lỗ 61% so với số vốn.

 Vì vậy, việc quản lý rủi ro là rất quan trọng! Cho dù bạn sở hữu một chiến lược giao dịch tốt nhất trên thế giới, nhưng nếu mức rủi ro bạn phải chịu quá cao, thì sớm muộn cũng sẽ rơi vào tình cảnh khốn đốn. 

 

Cho nên, giao dịch ngoại hối với một khối lượng vị thế phù hợp rất là quan trọng đối với các nhà đầu tư cá nhân. Vậy thì nên tính toán khối lượng vị thế như thế nào?

 

Phương pháp thứ nhất:

Mô hình quản lý rủi ro theo tỷ lệ phần trăm cố định

 

Phương pháp này có nghĩa là không cài đặt mức giá cắt lỗ, mà trực tiếp cài đặt tỷ lệ phần trăm rủi ro cho mỗi lần giao dịch. Lấy một ví dụ:

 

Giả sử chúng ta có 7.000 đô la Mỹ tiền ký quỹ để tiến hành giao dịch cặp tiền tệ EUR/USD, và chúng ta cài đặt đơn vị giao dịch là lot tiêu chuẩn, thiết lập mỗi giao dịch mức lỗ tối đa không vượt quá 2% tổng số vốn trong tài khoản, tức là tương đương với 140 đô la Mỹ. Và bởi vì chúng ta cài đặt đòn bẩy 1:100, khiến 140 đô la Mỹ này được đẩy lên tới 14.000 đô la Mỹ, có nghĩa là mỗi lần lỗ không thể vượt qua 14.000 đô la Mỹ.

 

 

Cuối cùng tính toán khối lượng vị thế, bạn chỉ cần dùng 14.000 này chia một lot tiêu chuẩn bằng 0,14 lot tiêu chuẩn. Tức là, chúng ta chỉ cần hạn chế vị thế dưới 0,14 lot tiêu chuẩn trong mỗi giao dịch, thì rủi ro trong mỗi giao dịch sẽ không vượt quá 2% so với tổng số vốn trong tài khoản!

 

 

Vậy thì, nếu chúng ta tăng thêm đòn bẩy và rủi ro sẽ thay đổi như thế nào? Khi tính toán vị thế theo công thức vừa nói, chúng ta có thể rút ra kết luận:

 

Nếu bạn cài đặt đòn bẩy là 1:400, bạn phải hạn chế vị thế dưới 0,56 lot tiêu chuẩn mới có thể hạn chế rủi ro dưới mức 2%.

 

 

Phương pháp thứ hai:

Mô hình quản lý rủi ro theo tỷ lệ phần trăm cố định có cài đặt cắt lỗ

 

 

Phương pháp này yêu cầu chúng ta thiết lập vị trí cắt lỗ. Khác với phương pháp đầu tiên, biến số ảnh hưởng đến rủi ro không phải là đòn bẩy, mà là vị trí cắt lỗ!

 

Giả sử, ta vẫn giao dịch với tổng số vốn là 7.000 đô la Mỹ, lần này chúng ta hy vọng rủi ro trong mỗi giao dịch chỉ chiếm 1% tổng số vốn trong tài khoản, tương đương với 70 đô la Mỹ.

 

Tại thời điểm này, chúng ta cần thêm 100 pip để làm vị trí cắt lỗ. Có nghĩa là nếu một cặp tiền tệ giảm từ mức giá 1,2900 xuống 1,2800 thì vị thế sẽ tự động kích hoạt lệnh cắt lỗ.

 

Tiếp theo, dùng 70 đô la Mỹ chia 100 pip, ta tính được mỗi pip có rủi ro khoảng 0,7 đô la Mỹ trong biến động tỷ giá.

 

Đồng thời, bởi vì đơn vị giao dịch của chúng ta là một lot tiêu chuẩn, cho nên còn phải dùng 0,7 đô la Mỹ này chia 10 đô la Mỹ mới tính được khối lượng vị thế của chúng ta là 0,07 số lot tiêu chuẩn. Tức là chúng ta cần phải điều chỉnh khối lượng vị thế dưới 0,07 lot tiêu chuẩn mới hạn chế được rủi ro dưới mức 1% và cũng có thể kịp thời cắt lỗ ở mức 100 pip.

 

Và nếu muốn tăng thêm vị trí cắt lỗ thì phải làm sao? Chúng ta vẫn tính theo công thức này, chúng ta có được kết luận sau:

 

Nếu điều chỉnh vị trí cắt lỗ từ 100 tăng lên 150, thì chúng ta cần phải giảm bớt khối lượng vị thế từ 0,07 lot xuống tới 0,05 lot mới có thể hạn chế được rủi ro dưới mức 1%.

 

Không khó thấy rằng khối lượng vị thế rất quan trọng, có một chiến lược tính toán khối lượng vị thế phù hợp sẽ giúp cho tài khoản của chúng ta luôn trong trạng thái “khỏe mạnh”. Đồng thời, khi chúng ta có kiếm lời, số dư tài khoản có tăng lên, thì khối lượng vị thế mà chúng ta có nắm giữ cũng sẽ tăng lên; nhưng tới khi chúng ta thua lỗ, số dư tài khoản có giảm xuống, thì khối lượng vị thế cũng sẽ giảm.


關於我們 用戶協議隱私權政策風險披露認證協議社群規範 幫助中心 意見回饋
App Store Android

風險披露

金融工具交易屬於高風險投資活動,有導致部分或全部投資本金損失的風險,可能不適合所有投資者。本網站所包含的任何觀點、聊天訊息、通知、新聞資訊、研究調查、分析、價格或其他訊息都是作為一般市場訊息提供的,僅供教育和娛樂之用,並不構成投資建議。所有的觀點、市場行情、推薦或任何其他內容可能隨時會改變,恕不另行通知。Trading.live對因使用或根據這些訊息而直接或間接造成的任何損失概不負責。

© 2024 Tradinglive Limited. All Rights Reserved.