章節 8 Các cơ quan quản lý tài chính Offshore (ngoài khơi)
Gần đây, trên bảng xếp hạng tìm kiếm về việc giám sát và quản lý trong trang web BrokersView, số lượng tìm kiếm các cơ quan quản lý tài chính ngoài khơi như Cơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA), Cơ Quan quản lý tài chính Saint Vincent and Grenadines (SVGFSC) có tăng trưởng khá mạnh.
Tại sao những cơ quan quản lý tài chính ngoài khơi này nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư?
Hiện nay, các cơ quan quản lý ngoại hối chính đều có xu hướng “thắt chặt” chính sách quản lý, và đòn bẩy được điều chỉnh giảm xuống rất nhiều. Nhưng trên thực tế, một đòn bẩy cao có thể nâng cao được tính linh hoạt của hoạt động đầu tư, và điều này cũng trở thành một nhu cầu cần thiết đối với các nhà đầu tư và các nhà môi giới ngoại hối bán lẻ. Cho nên, nhiều nhà môi giới bắt đầu từ khu vực quản lý nghiêm ngặt chuyển sang những khu vực tài chính ngoài khơi với sự giám sát thả lỏng hơn.
1. Đặc điểm của việc quản lý ngoài khơi
Việc quản lý ngoài khơi là một loại giám sát và quản lý tương đối thả lỏng. Và không có yêu cầu các công ty tài chính chỉ có thể cung cấp dịch vụ tài chính ở khu vực quản lý trực thuộc, tức có nghĩa là các công ty tài chính không cần thiết lập văn phòng tại trong phạm vi quyền hạn của cơ quan quản lý. Và về mặt việc xin cấp giấy phép, thời gian không dài, chi phí không cao, ngoài ra, và cũng không cần nhiều tài liệu chứng minh, đồng thời cũng không cần đóng thuế nhiều.
Về mặt quy định, các cơ quan quản lý tài chính ngoài khơi cũng không có yêu cầu nghiêm ngặt. Điều nổi bật nhất là về mặt đòn bẩy, họ vẫn cho phép các nhà môi giới cung cấp đòn bẩy cao như 500:1, 300:1, 200:1. Hiện nay, các cơ quan quản lý chính đều đang thi hành chính sách đòn bẩy thấp và đây cũng là một nguyên nhân quan trọng mà sau khi các nước trung tâm tài chính lần lượt áp dụng chính sách đòn bẩy thấp, nhiều nhà môi giới đều chuyển dịch vụ tới khu vực tài chính ngoài khơi.
2. Sự khác biệt giữa cơ quan quản lý tài chính ngoại khơi và các cơ quan quản lý tài chính
Những nhà môi giới dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý tài chính lớn, chỉ được phép cung cấp dịch vu tài chính cho người dân trong phạm vi quyền hạn của cơ quan quản lý, và bắt buộc phải lập công ty thực thể và phải có nhân viên, cổ đông và giám đốc. Như vậy, giá thành kinh doanh của những nhà môi giới này có nâng cao rất nhiều.
Và các cơ quan quản lý tài chính ngoài khơi không có yêu cầu nghiêm ngặt như vậy. Các nhà môi giới chỉ cần thiết lập một chi nhánh tại khu vực ngoài khơi đó. Và chi nhánh này có được phép kinh doanh độc lập với công ty mẹ, và cũng có thể dùng đòn bẩy cao để thu hút khách hàng nhiều hơn.
Cho nên, các nhà đầu tư cần phải xác nhận rõ ràng tiền vốn của mình là được giao dịch trong công ty mẹ dưới sự giám sát của cơ quan quản lý tài chính lớn hay là công ty con mà dưới sự giám sát của cơ quan quản lý tài chính ngoài khơi. Tại sức lực giám sát của hai loại cơ quan quản lý này là hoàn toàn khác nhau.
3. Những cơ quan quản lý tài chính ngoài khơi thường gặp
VFSC
Vanuatu là một đảo quốc nhỏ ở Nam Thái Bình Dương với hệ thống tài chính hoàn chình, và cơ quan quản lý tài chính của nước này là Ủy ban dịch vụ tài chính Vanuatu (viết tắt là VFSC). Các công ty tài chính dưới sự giám sát và quản lý của cơ quan này, có được phép kinh doanh dịch vụ tài chính phái sinh, giao dịch hang hóa, giao dịch chứng khoán khác.
Tiền vốn thấp nhất để xin cấp giấy phép VFSC là 50000 đô la Mỹ. Về mặt chi phí quản lý, chủ yếu là một số chi phí được xảy ra trong quá trình giám sát, như chi phái đăng ký cấp giấy, chi phí quản lý, chi phí đăng ký kinh doanh dịch vụ tài chính phái sinh, giao dịch hang hóa, giao dịch chứng khoán, chi phí giám sát và chi phí pháp lý v.v. Nhưng những chi phí này cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với các cơ quan quản lý tại trung tâm tài chính.
IFSC
Cơ quan quản lý của Belize là Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế (IFSC). Công ty được cấp giấy phép có được phép tiến hành giao dịch tài chính và hàng hóa.
Thời gian xin cấp giấy phép IFSC là 3 - 4 tháng. Yêu cầu tiền vốn đối với các nhà cung cấp ngoại hối và quyền chọn nhị phân là 100000 đô la Mỹ và chi phí quản lý hàng năm là 5000 đô la Mỹ. IFSC không yêu cầu công ty tài chính thành lập văn phòng ở khu vực và nhân viên thường trú, nhưng không cho phép thành lập doanh nghiệp độc lập, trừ khi có lấy được sự cho phép miễn trừ của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế.
CIMA
Hiện nay, có 25 ngân hàng lớn nhất thế giới đều có lập công ty con hoặc chi nhánh tại Cayman và mỗi năm trung bình có khoảng 4300 công ty được đăng ký tại đây .
Cơ quan quản lý tài chính của Quần đảo Cayman là Cơ quan tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA), được thành lập vào năm 1997 theo Luật Quản lý Tài chính. Chi phí xin cấp giấy phép CIMA cũng tương đối thấp và có yêu cầu tiền vốn tối thiểu là 100000 đô la Mỹ.
BVIFSC
Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVIFSC) là cơ quan quản lý dịch vụ tài chính duy nhất trong khu vực Quần đảo Virgin thuộc Anh.
Cơ quan này có thể ủy quyền các công ty tài chính hoặc cá nhân trong khu vực tham gia kinh doanh dịch vụ tài chính, đồng thời cơ quan này cũng có quyền giám sát hoạt động kinh doanh hàng ngày của các công ty và cá nhân này để đảm bảo quyền ích của các nhà đầu tư và công ty tài chính trong khu vực. Ngoài ra, cơ quan này cũng có quyền quản lý việc đăng ký công ty, việc hợp tác trách nhiệm hữu hạn và việc đăng ký nhãn hiệu và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực.
4. Tiêu chuẩn lựa chọn nhà môi giới ngoài khơi
4.1 Một quản lý nghiêm ngặt là sự đảm bảo khi giao dịch ngoại hối
Khi chúng ta lựa chọn những nhà môi giới ngoài khơi, tốt nhất phải lựa chọn những nhà môi giới đã được cấp chứng nhận FCA, ASIC, hoặc ít nhất có được cấp chứng nhận CySEC. Như vậy, dịch vụ ngoài khơi của nhà môi giới này mới tương đối an toàn hơn.
Tại vì một quản lý nghiêm ngặt mới là sự đảm bảo an toàn của tiền vốn đầu tư của chúng ta.
4.2 Chi phí giao dịch cũng là một yếu tố quan trọng
Giá thành của các nhà môi giới lớn cũng có khác biệt nhiều. Đặc biệt khi có khối lượng giao dịch cao, ngay cả 1 lot chỉ có chênh lệch hai hoặc ba đô la Mỹ một lot, thì nếu khối lượng giao dịch hàng tháng là 3000 lot thì cuối cùng sẽ chênh lệch khoảng 10000 đô la Mỹ.
Và đừng xem nhẹ việc này, bởi vì đây có liên quan chặt chẽ với lợi nhuận thực tế trong giao dịch của chúng ta.
4.3 Nạp và rút tiền ổn định, không có cặn trở
Đây là một vấn đề mà nhiều nhà đầu tư thường quan tâm đến, một phục vụ nạp, rút tiền nhanh chóng, sẽ có thể nâng cao được sự tin cậy của nhà môi giới. Và đối với những nhà môi giới nổi tiếng hơn, việc nạp và rút tiền thường ít xảy ra vấn đề.