章節 6 Cơ quan thị trường tài chính New Zealand (FMA)
Cơ quan thị trường tài chính New Zealand, tên tiếng Anh chính thức là Financial Markets Authority New Zealand (viết tắt là FMA), có thành lập vào năm 2011. Vào đầu năm 2014, FMA được đi vào hoạt động chính thức theo Luật hành vị thị trường tài chính năm 2013 (FMC Act). Cùng với Ngân hàng Dự trữ, Bộ Tài chính New Zealand, Bộ thương vụ, Bộ môn đổi mới việc làm hợp thành Cơ quan thị trường tài chính New Zealand. Ngoài ra, FMA cũng là một trong những thành viên của Uỷ ban Chứng khoán Quốc tế IOSCO.
Là một quốc gia mở cửa thị trường ngoại hối sớm nhất toàn cầu, New Zealand cũng có đóng một vai trò không ai thay thế được trong ngành ngoại hối. Tại New Zealand, các nhà môi giới đều phải đăng ký tại Nhà cung cấp dịch vụ tài chính New Zealand (FSP) trước, sau đó, mới có thể xin cấp chứng nhận FMA để tiến hành kinh doanh giao dịch ngoại hối.
Và chúng ta cần chú ý rằng, chỉ có FMA mới là cơ quan quản lý thị trường ngoại hối New Zealand, và FSP không có hiệu lực giám sát.
FMA và FSP:
FSP New Zealand, tên gọi chính thức là Financial Service Providers (Nhà cung cấp Dịch vụ Tài chính), là chỉ những thông tin đăng ký trực tuyến cho phép tra cứu của những tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân tại New Zealand. Nếu có đăng ký thành công thì được gọi là FSPR - Registrar of Financial Service Providers (Cơ quan đăng ký Nhà cung cấp Dịch vụ Tài chính New Zealand).
Tất cả những tổ chức hoặc cá nhân có kinh doanh dịch vụ tài chính tại New Zealand, đều cần phải đăng ký và xin chứng nhận FSP trước. Nhưng FSP không có hiệu lực giám sát, chỉ có tương đương với số đăng ký kinh doanh bình thường thôi.
FMA New Zealand, tên gọi chính thức là Financial Markets Authority New Zealand (Cơ quan thị trường tài chính New Zealand), mới là cơ quan quản lý ngành tài chính New Zealand.
Theo Luật hành vi thị trường tài chính và các điều lệ đi kèm được chỉnh sửa vào ngày 28 tháng 2 năm 2015, những nhà môi giới ngoại hối hợp lệ dưới sự giám sát của New Zealand, đều phải được cấp chứng nhận dịch vụ tài chính phái sinh của FMA. Và thông tin được cấp chứng nhận đó cũng sẽ được đăng trên trang web tra cứu FSPR. Tất cả các nhà môi giới cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh hợp lệ đều phải công khai thông tin này cho các nhà đầu tư, đặc biệt là khách hàng bán lẻ.
Làm thế nào để tra cứu nhà môi giới có được cấp chứng nhận FMA hay không?
Bước đâu tiên, đăng nhập trang web FSP:
https://fsp-register.companiesoffice.govt.nz/
Nhập tên gọi của nhà môi giới, để xem thông tin chi tiết.Nhấp vào nút “Search for an FSP” để tiến hành tra cứu.
Bước thứ hai, tìm đến mục “General detils”, trong đó mới có ghi chép thông tin chi tiết về chứng nhận FSP của nhà môi giới đó.
Bước thư ba, trong mục “Financial services”, tìm ra cơ quan xử lý tranh chấp. Ở New Zealand, cơ quan giải quyết tang cấp thường là “FSCL” và “FDR”. Cách tra cứu cũng giống nhau, và trong bài văn sau, chung tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể cho các bạn. Nếu nhà mối giới đó là được quản lý bởi FMA, thì ở đây, chúng tôi mới có thể tìm được thông tin đăng ký FMA.
Bước thứ tư, đăng nhập vào trang web chính thức FMA: www.fma.govt.nz, nhập vào tên gọi của doanh nghiệp trong khung “SEARCH”, để tìm kiếm thông tin chi tiết.
Bước thứ năm, trong mục “Licence category”, phải có ghi “Derivatives issuers”, mới có thể cho rằng nhà môi giới này được phép kinh doanh dịch vụ tài chính phái sinh, tức là giao dịch ngoại hối mà chúng tôi thường nói.
Bước thứ sáu, đăng nhập vào địa chỉ trang web của cơ quan giải quyết tranh cấp FDR: https://fdrs.org.nz , hoặc FSCL:http://www.fscl.org.nz để tra cứu thông tin liên lạc cụ thể của nhà môi giới. Cách tra cứu có giống nhau, cho nên chúng tôi chỉ lấy ví dụ tra cứu FSCL.
Sau khi đăng nhập trang web, nhấp vào “Search financial service providers”.
Bước thứ bẩy: nhập tên gọi nhà môi giới, để tìm kiếm thông tin chi tiết.
Bước thứ tám: kiểm tra và xác nhận thông tin liên lạc của nhà môi giới và thông qua email hoặc gọi điện cho nhà môi giới để xác nhận địa chỉ trang web của họ.
So với các cơ quan quản lý ngoại hối khác , quy trình tra cứu chứng nhận FMA có phức tạp hơn, và số chứng nhận FMA cũng sử dụng số đồng với FSP, cho nên hai điều này làm cho một số nhà môi giới giả mạo có thể khiến nhiều người tin rằng họ là nhà môi giới ngoại hối bán lẻ hợp lệ. Cho nên chúng ta cần phải xác nhận thông tin cẩn thận hơn.
FSCL
FSCL là cơ quan giải quyết tranh chấp ngoại bộ phi lợi nhuận, và cung cấp dịch vụ khiếu nại nhà cung cấp dịch vụ tài chính miễn phí, độc lập và công bằng cho các nhà đầu tư.
Đồng thời, FSCL cũng là tổ chức phi chính phủ, có được phép thay thế trình tự pháp lý để xử lý các vụ tranh chấp liên quan tới dịch vụ tài chính, nhưng nó không quyền giám sát bất cứ tổ chức tài chình hoặc cơ quan tự điều tiết nào.
Đối tượng: Tổ chức cho vay phi ngân hàng, nhà môi giới bảo hiểm, tổ chức tư vấn tài chính, hợp tác xã tín dụng, hiệp hội kiến trúc sư, tổ chức cho vay thế chấp, nhà môi giới chứng khoán v.v.
Trước khi FSCL can thiệp điều tra, nhà đầu tư nên liên hệ trước với công ty tài chính, và đa phần vụ khiếu nại là có thể hiệp thương giải quyết được tại bước này. Nhà đầu tư được phép trực tiếp liên hệ, hoặc nhờ FSCL chuyển lời cho.
Khi không thể giải quyết được, hoặc trong vòng 40 ngày làm việc vẫn chưa giải quyết được sau khi có nộp đơn khiếu nại cho công ty tài chính, hoặc công ty tài chính đó từ chối xử lý, yêu cầu nhà đầu tư trực tiếp liên hệ với FSCL v.v thì lúc đó, nhà đầu tư có thể trực tiếp nộp lên hồ sơ khiếu nại cho FSCL.