บทที่ 2 Mô hình Ponzi “đảm bảo kiếm lời” và “đảm bảo chia lãi”
Trên thị trường tài chính, mỗi năm đều có xảy ra những vụ án gian lận. Có lẽ sản phẩm, thủ đoạn có khác nhau, nhưng mô hình gian lận cơ bản là giống nhau. Những kẻ gian lận thường lấy “lợi nhuận cao” làm mồi nhử để hấp dẫn nhiều người đầu tư bỏ tiền vào, và đồng thời dùng “đảm bảo không lỗ tiền gốc” để họ yên tâm, mà thực tế thì cũng không ngừng gian lận người khác để gia nhập vào chúng một cách điên cuồng. Loại nạn nhân này năm nào cũng có, cho đến nay, vẫn có người tin rằng trò lừa đảo khuêch trương này.
Nếu có một cô giám đốc xinh đẹp điềm đạm, đơn thuần vô cùng có nói cho bạn một biện pháp kiếm đô la Mỹ dễ dàng, với lời tuyền truyền là “chi trả lãi 700%/năm, và hai năm thì sẽ là 6600%”. Như vậy bạn có tin không? Có lẽ bạn không tin, nhưng vào lúc đó, có nhiều người lại tin rằng việc đó là thật. Đây chính là vụ lừa đảo IGOFX vào năm 2017.
IGOFX là tuyền truyền chi trả lãi 700%/năm, và hai năm thì sẽ là 6600%, và một tháng được kiếm lãi 20%. Trên tiền đề có tỷ lệ kiếm lãi cao như vậy, các nhà đầu tư còn có thể thông qua mời người khác gia nhập vào để hưởng tiền chia lãi, cho nên có rất nhiều người đều điên cuồng gia nhập vào cuộc trò lừa đảo này. Nhưng chỉ trong vòng 6 tháng, cô giám đốc đã biến mất bí ẩn, với tổng số tiền gian lận khoảng 4 tỷ đô la Mỹ.
Lịch sử luôn có giống nhau một cách đáng ngạc nhiên! Tập đoàn Walker bị FX110 vạch trần vào năm 2017, chính là một công ty giả mạo để tiến hành việc gian lận tẩy não, đảm bảo kiếm lời, không làm lỗ tiền gốc, và thậm chí đảm bảo mỗi tháng chi trả lãi không thấp hơn 5%. Nhưng cũng có qua lâu, sàn giao dịch này lại không hỗ trợ rút tiền ra được với lý do “cập nhật hệ thống”, “cần kết nối mạng điện tử với các bộ phận nhà nước có liên quan”, “bảo trì hệ thống”, “nâng cấp máy chủ”, “bị hacker tấn công”, và cuối cùng chạy trốn thành công với tổng số tiền gian lận gần mấy chục tỷ đô la Mỹ.
Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.
Cho đến nay, những mô hình Ponzi này phát triển biến tướng không ngừng. Nhưng khi đối mặt với các cuộc mê hoặc với lời dối kiếm lợi nhuận cao, thì luôn có người cho rằng đó là “trời xuống tài vận”. Miễn là lòng tham làm mất lý tính, thì mô hình lừa đảo này thì luôn sẽ đổi thành những trò lừa đảo khác để gian lận các nhà đầu tư.
Muốn phòng chống cách lừa đảo này, thì không nên tin rằng tất cả những sản phẩm có tuyên truyền rằng “đảm bảo kiếm lời”, “đảm bảo kiếm lãi XX%”. Ngoài trừ trường hợp gửi tiền định kỳ vào ngân hàng, nếu không, thì xin hỏi thử có loại hoạt động đầu tư nào là có thể đảm bảo kiếm lời được? Có lẽ khi có dùng từ “đảm bảo” này đã là hành vi trái phép rồi.