บทที่ 3 Cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA)
Anh là trung tâm tài chính lâu đời, và ngành tài chính rất phát triển ở Anh. Cho nên cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA), luôn là một cơ quan quản lý được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà tổ chức tài chính, nhà môi giới và nhà đầu tư cá nhân. Và họ cũng tôn FCA là một trong những cơ quan quản lý hàng đầu trong giới tài chính.
FCA, tiếng Anh là Financial Conduct Authorit, trụ sở chính ở thành phố London, nước Anh. Tiền thân của nó là Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính Anh (FSA). Ngày 1 tháng 4 năm 2013, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính Anh (FSA) bị chia thành hai cơ quan quản lý cùng cấp - Cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA) và Cơ quan Luật lệ An toàn (PRA). FCA có phụ trách quản lý và giám sát thị trường tài chính Anh; và PRA phụ trách hoạt động giám sát tính cẩn trọng (prudential supervision) của Anh. FCA có thừa kế chức năng giám sát thị trường tài chính Anh và thực hiện công việc giám sát tính cẩn trọng có liên quan. Cho đến nay, FCA đã có phụ trách giám sát hơn 56.000 công ty dịch vụ tài chính và hoạt động tài chính của Anh, đồng thời cũng phụ trách giám sát tính cẩn trọng cho hơn 18.000 nhà doanh nghiệp trong đó.
Thời gian xin giấp phép nhận FCA là 06 - 12 tháng, và có chia ra loại hình giấy phép tư vấn đầu tư, giấy phép mô hình STP và giấy phép MM nhà tạo lập thị trường.
Những công ty dưới sự quản lý của FCA cũng được phép chấp nhận khách hàng nước ngoài, nhưng phải tách biệt tiền vốn khách hàng với tiền vốn doanh nghiệp. Và những nhà môi giới ngoại hối đó cũng phải nộp lên sổ sách kế toán, báo cáo hàng năm, báo cáo tiền vốn khách hàng, báo cáo giao dịch, báo cáo về dữ liệu muôn bán sản phẩm v.v cho FCA, và cũng phải chịu trách nhiệm giữ gìn hồ sơ bảo quản ký quỹ, hồ sơ đặt hàng và giao dịch của khách hàng, hồ sơ công bố thông tin, hồ sơ dữ liệu ban đầu trong kế hoạch xử lý khiếu nại khách hàng v.v.
Lý do mà việc quản lý của FCA được người đâu tư ưa chuộng ngoài trừ FCA có một quy trình ngiêm ngặt đối với người xin cấp giấy phép, điều quan trọng nhất là có chế độ đảm bảo bồi thường, gồm Dịch vụ thanh tra tài chính FOS và Chương trình bồi thường dịch vụ tài chính (FSCS).
Dịch vụ thanh tra tài chính FOS
FOS thành lập vào năm 2001, đặt trụ sở chính tại London, là một cơ quan chuyên nghiệp giải quyết tranh chấp giữa khách hàng và nhà môi giới tài chính của Anh. Khi nhà đầu tư cá nhân và các nhà môi giới tài chính có gặp những vụ khiếu nại không thể giải quyết được, thì FOS có thể can thiệp điều tra, và cung cấp ý kiến công bằng và miễn phí. Và số ngạch tối cao được do FOS xử lý thường không vượt qua 150 ngàn bảng Anh. Khi vượt qua số ngạch này, thì có thể nên nộp đơn khiếu nại cho tòa án.
Ngày 23 tháng 3 năm 2020, trang web FOS có tuyên bố sẽ nâng cao tiền vốn bồi thường tối đa. FOS nêu ra, sau này sẽ đo lường tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá tiêu dụng (CPI), và cũng sẽ dựa trên cơ sở này để điều chỉnh số ngạch bồi thường tối cao trong một vụ khiếu nại. Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2020, số ngạch tối cao trong mội vụ khiếu nại mà FOS được quyền xử lý đã từ 150 ngàn bảng Anh nâng cao tới 355 ngàn bảng Anh.
Chương trình bồi thường dịch vụ tài chính (FSCS)
FSCS, tiếng Anh chính thức là Financial Services Compensation Scheme. Nói một cách khách quan, miễn là được hoạt động dưới sự quản lý của FCA, mặc dù sàn giao dịch hoặc doanh nghiệp tài chính đó có xảy ra vấn đề gì, tiền vốn của người đầu tư cũng được đảm bảo. Theo quy định của FCA: bất cứ công ty nào có chấp nhận giám sát của FCA, thì sẽ tự động trở thành thành viên của chương trình FSCS, và sẽ được FCA ủy quyền tiến hành gửi tiền, bảo hiểm và bồi thường đầu tư. Nếu những công ty này bị phá sản bởi bất kỳ nguyên nhân nào, thì đối với nhà môi giới ngoại hối bán lẻ, FCA sẽ cung cấp tiền bồi thường cho mỗi khách hàng của họ với mức đối đa là 85 ngàn bảng Anh.
Năm 2015, công ty Alpari UK bị phá sản do sự kiện thiên nga đen Franc Thụy Sĩ, gần 100 nhà đầu tư Trung Quốc cuối cùng đều có nhận được tiền vồn bồi thường từ FCA. Toàn bộ quy trình bồi thường cũng công khai và minh bạch, và FCA cũng không đối xử khác nhau đối với khách hàng đến từ các quốc gia và khu vức khác nhau. Trong quá trình bảo vệ quyền lợi này, FX110 cũng kiên trì hỗ trợ các nhà đầu tư, dùng ba năm bốn tháng giúp đỡ các nhà đầu tư Trung Quốc nhận được tiền vốn bồi thường với tổng số gần 770 ngàn bảng Anh (bộ phận nhà đầu tư chưa đăng ký số tiền được bồi thường, hoặc có gián tiếp bảo vệ quyền lợi để nhận được tiền vốn bồi thường thì không có tính vào số ngạch này.
Làm thế nào để kiểm tra một nhà môi giới có được cấp giấy phép của FCA hay không?
Bước đầu tiên: đăng nhập trang web https://register.fca.org.uk/ , nhập vào số giám sát hoặc tên gọi công ty bằng tiếng Anh:
Ghi chú: Nếu tìm kiếm theo tên gọi tiếng Anh của công ty tài chình, có lẽ sẽ hiện ra mấy công ty, thì lúc đó nên phân biệt bằng số đăng ký doanh nghiệp.
Bước thứ hai: xác nhận trạng thái (Status)
Trạng thái thường gặp trong giấy phép FCA:
(1) Trạng thái được ủy quyền: Authorised ;
(2) Trang thái không được ủy quyền: No longer authorised;
(3) Trang thái EEA (EU) ủy quyền: EEA Authorised;
Sau đây có giải thích chi tiết:
Authorised được cho rằng bây giờ giấy phép này vẫn còn có hiệu lực.
No longer authorised cho rằng giấy phép đó đã mất hiệu lực.
EEA Authorised Được cho rằng là được ủy quyền bởi EU, và được cho phép triển khai dịch vụ tại Anh, và cơ quan giám sát của nó thật sự không phải là FCA, mà là cơ quan giám sát tại ở nước trụ sở chính của nó và tại trang FCA sẽ có hiển thị là được “Temporary Permission (Ủy quyền tạm thời)”.
Bước thứ tư: Xác nhận chi tiết liên lạc (Contact Details): trang web, địa chỉ, điện thoại, email.
Việc xác nhận trang web cũng là một bước rất quan trọng. Nhiều công ty giả mạo thường sử dụng địa chỉ trang web tương tự để lừa đảo các nhà đầu tư. Trang web FCA cũng thường xuyên công bố các thông tin cảnh báo về các công ty giả mạo. Nói chung, những nhà môi giới hợp lệ đều có đăng số điện thoại, trang web hoặc địa chỉ email trong Contact Details (như hình ảnh dưới đây). Email là một email doanh nghiệp, và thông thường có thêm tiền tố với “www.” cũng là trang web chính thức của nó. Các hà đầu tư cũng có thể xác nhận thông tin thông qua phương thức liên lạc được đăng trên FCA.
Bước thư năm: xác nhận nó có gia nhập vào Chương trình bồi thường dịch vụ tài chính (FSCS) và Dịch vụ thanh tra tài chính (FOS) hay không.
Như hình ảnh dưới đây tại mục “How are customers protected? (Khách hàng được bảo vệ như thế nào?)”, có hiển thị “FOS có thể suy nghĩ xử lý các vụ khiếu nại liên quan tới công ty này”, và “Nếu công ty này phá sản, FSCS sẽ yêu cầu công ty này tiến hành bồi thường” thì chúng ta mới co thể cho rằng khách hàng của công ty này là được bảo vệ bởi FOS và FSCS.
Bước thứ sáu: xác nhận có thể giữ gìn hoặc kiểm soát tiền vốn khách hàng hay không. Chúng ta có thể kiểm tra thông tin này tại mục “What can this firm do in the UK? (Công ty này có thể làm gì tại Anh?)”
1、Những nhà môi giới được phép giữ gìn tiền vốn khách hàng như hình ảnh dưới đây:
2、Không được phép giữ gìn nhưng được phép kiểm soát tiền vốn khách hàng trong một số điều kiện nhất định, thì có như hình ảnh dưới đây:
3、EEA Authorised - Temporary Permission, là công ty này được quản lý bởi một quốc gia khác của EU, và công ty cũng có đạt đến tiêu chuẩn của EU. Và FCA cũng có ghi lại những dịch vụ mà công ty này được phép cung cấp tại Anh và quốc qia quản lý nó là quốc gia nào, nội dung cụ thể là như ảnh sau:
Bưới thứ bẩy: Xác nhận tại cửa sổ “Permission” - mục “Investment Type” có ghi rolling spot forex contact (giao dịch ký quỹ ngoại hối) hay không.
Dưới đây là tất cả những vụ việc được bao gồm đối với một nhà môi giới được cấp giây phép FCA, và trong đó chắc phải có Rolling Spot Forex Contact tức giao dịch ký quỹ ngoại hối.
Making arrangements with a view to transactions in investments
Sắp xếp giao dịch đầu tư
Dealing in investments as agent
Dịch vụ đại lý đầu tư
Dealing in investments as principal
Dịch vụ đầu tư chính
Safeguarding and administration of assets
Bảo vệ và quản lý tài sản
Bước thứ tám: mỗi nhà đầu tư đều nên đặc biệt chú ý loại khách hàng có gồm bán lẻ (Retail) hay không. Bởi vì đa số nhà đầu tư cá nhân đều thuộc về nhà đầu tư ngoại hối bán lẻ.
Dưới cửa sổ Permission, thì có liệt kê ra loại hình khách hàng tương ứng trong mỗi dịch vụ tài chính: Customer Type (loại khách hàng), Eligible Counterparty (đối tác đạt chuẩn), professional (khách hàng doanh nghiệp), retail (bán lẻ).