บทที่ 1 Tại sao cần phải tìm hiểu các cơ quan quản lý ngoại hối?
Có được cấp chứng nhận của các cơ quan quản lý hay không là một tiêu chuẩn đo lường nhà môi giới có đáng tin cậy hay không
Có một câu tục ngữ nói rằng: Đàn ông sợ đi nhầm đường, còn phụ nữ sợ cưới nhầm chồng. Trên thực tế, việc đầu tư cũng như vậy. Nếu bỏ qua kỹ thuật giao dịch, tiền vốn giao dịch bị mất vô lý, hoặc đã có kiếm lợi nhuận nhưng mà không thể rút ra, thì những việc này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Có không ít nhà đầu tư bị lỗ vốn bởi giao dịch với các nhà môi giới giả mạo. Cho nên, trước khi tiến bắt đầu dịch chính thức, việc lựa chọn nhà môi giới ngoại hối cũng rất quan trọng. Và điều quan trọng nhất là nhà môi giới đó có được cấp chứng nhận của các cơ quan quản lý ngoại hối uy tín hay không.
Các cơ quan quản lý ngoại hối có thể đảm bảo an toàn vốn cho các nhà đầu tư
Sự lừa đảo có tồn tại ở bất kỳ những nơi có liên quan tới lợi ích. Thị trường ngoại hối cũng không có ngoại lệ. Để đảm bảo tính an toàn và công bằng của việc giao dịch ngoại hối, chính phủ các nước có đưa ra một loạt quy định đối với các công ty ngoại hối, và cũng lập ra chế độ quản lý ngoại hối, tiến hành quản lý các nhà môi giới ngoại hối. Họ có đưa ra quy định rõ ràng về những vấn đề trọng đai trong việc kinh doanh công ty tài chính, và các biện pháp xử phạt khi có xuất hiện hành vi trái phép. Và các nhà môi giới này phải hoạt động tuân theo quy định, vì vậy, tiền vốn của người đầu tư cũng được bảo vệ tốt.
Ví dụ một nhà môi giới dưới sự quản lý của FCA, và có gia nhập vào FSCF (Chương trình bồi thường dịch vụ tài chính). Nếu công ty này bị phá sản, thì các nhà đầu tư có mở tài khoản trên nhà môi giới này sẽ được phép xin vốn bồi thường với mức tối đa 50 ngàn bảng Anh, có nghĩa là nếu tiền vốn đầu tư dưới 50 ngàn bảng Anh, thì sẽ nhận được bồi thường bằng tổng số tiền giao dịch trong nhà môi giới này.
Năng lực phân biệt lời nói thật và lời nói dối
Nhiều khi nhà môi giới tiến hành quảng bá, họ có thể tuyên bố rằng đã được cấp chứng nhận từ một cơ quan quản lý ngoại hối uy tín nào và vẫn đang hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan đó. Tại vì, chứng nhận này là một tuyên truyền tốt đối với các nhà môi giới ngoại hối.
Nhưng mà hãy chú ý rằng! Trong đó có thể là nói thật, và cũng có thể là nói dối. Chúng ta cần xác nhận và phân biệt rõ ràng. Cách đơn giản nhất là nhập số chứng nhận hoặc tên gọi doanh nghiệp trên các trang web chính thức của cơ quan liên quan đó để xem tình hình thật sự là như thế nào.
Trên thực tế, sức lực giám sát của các cơ quan quản lý ngoại hối cũng không có giống nhau. Các cơ quan quan lý có sức ảnh hưởng lớn gồm: Hiệp hội Tương lai Quốc gia Mỹ (NFA) , Cơ quan Quản lý Tài chính Anh (FCA), Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC), Cơ Quan Giám Sát Thị Trường Tài Chính Thũy Sĩ (FINMA). Và những cơ quan quản lý như Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Vanuatu (VFSC), trên thật sự có thể nói là không có hiệu lực giám sát nào. Nếu muốn tìm hiểu toàn diện hơn với hiệu lực giám sát và quản lý, có thể xem thêm các nội dung liên quan ở trang:
https://www.brokersview.com/regulators.
Do đó, khi lựa chọn nhà môi giới ngoại hối, trước hết thì phải xác định rõ rằng về nhà môi giới được cấp chứng nhận từ cơ quan quản lý nào và sau đó, đi tìm hiểu thêm thông tin đó có thật không. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, cũng có thể trực tiếp đăng nhập trang web Brokersview để kiểm tra:
https://www.brokersview.com/regulators
hoặc
https://www.brokersview.com/brokers