บทที่ 7  Có những người nào tham gia thị trường ngoại hối?

Lúc đầu, ngoại hối chỉ là đáp ứng nhu cầu của nhà ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn, chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu của chúng ta.

Tuy thị trường ngoại hối có phân tán nhưng cũng có trật tự, và sự phân bố những người tham gia thị trường này có giống như một hình bậc thang.

Trên đỉnh là thị trường ngoại hối liên ngân hàng. Thị trường này bao gồm rất nhiều ngân hàng có quy mô lớn nhất và một số ngân hàng có quy mô tương đối nhỏ trên thế giới. Khối lượng giao dịch của họ có chiếm hơn 70% trong ngoại hối giao ngay của thị trường ngoại hối quốc tê.

Ở giữa là các quỹ phòng hộ, doanh nghiệp, nhà tạo lập thị trường bán lẻ và mạng lưới giao dịch bán lẻ ECN. Thông thường là tiến hành giao dịch với ngân hàng thương mại. Lãi suất của chúng có cao hơn chút so với người tham gia thị trường liên ngân hàng.

Ở đáy là các nhà đầu tư ngoại hối nhỏ lẻ. Trước đây, các người dân bình thường rất khó đi vào cửa giao dịch ngoại hối. Trước những năm 1990 của thế kỷ 20, chỉ có “những người chơi lớn” mới có thể tham gia trò chơi này với yêu cầu tiền vốn là 10 triệu đến 15 triệu đô la Mỹ trở lên. Nhưng vì sự ra đời của Internet, giao dịch điện tử và nhà đầu tư bán lẻ làm cho tiền vốn tham gia vào giao dịch ngoại hối được giảm xuống mạnh mẽ, để những người bình dân cũng có thể tham gia vào thị trường này.

 

Những người tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu có gồm:

Ngân hàng lớn. Các ngân hàng lớn này là trụ cột của thị trường ngoại hối, cũng là trung tâm của thị trường ngoại hối, và cũng do họ xác định tỷ giá ngoại hối. Họ có đóng vai trò môi giới mua bán ngoại hối, phân phối dòng vốn và thanh khoản. Ví dụ như Ngân hàng Thụy Sĩ (ngân hàng liên minh Thụy Sĩ), Ngân hàng Barclays, Ngân hàng Deutsche và Citibank.

Doanh nghiệp thương mại lớn. Do việc trao đổi dịch vụ xuyên biên giới, các doanh nghiệp thương mại lớn thông thường gia nhập vào thị trường ngoại hối để thực hiện các dịch vụ với ngân hàng thương mại. Ví dụ như, công ty Apple có muốn nhập khẩu linh kiện điện từ Nhật Bản, thì phải chuyển đổi đô la Mỹ sang Yên Nhật trước.

Chính phủ và ngân hàng trung ương các nước. Ngân hàng trung ương của chính phủ các nước, như Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Họ cũng định kỳ tham gia vào thị trường ngoại hối với mục đích là để tiến hành việc thanh toán thương mại quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá hối đoái v.v. Một mặt, ngân hàng trung ương có thể thông qua lãi suất để ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ; một mặt khác, khi ngân hàng trung ương cho rằng giá trị tiền tể của nó bị định giá cao hoặc bị định giá thấp, họ cũng sẽ tiến hành việc mua bán ngoại hối, để hạn chế tỷ giá hối đoái trong một phạm vi nhất định. Khi ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối, thị trường cũng sẽ xuất hiện làn sóng biến động mạnh mẽ.

Nhà môi giới ngoại hối. Các nhà môi giới ngoại hối là một bộ phận không thể tách rời trong giao dịch ngoại hối, và tính an toàn vốn của người giao dịch cũng phụ thuộc vào các nhà môi giới, vì vậy việc lựa chọn một nhà môi giới ngoại hối hợp lệ là một công việc quan trọng. Các nhà môi giới ngoại hối lợi dụng tiền vốn của họ để mua bán ngoại hối, và kiếm lời từ chênh lệch giá mua - giá bán. Và với sự phát triển của Internet, nhà môi giới ngoại hối bán lẻ có thể cung cấp tài khoản giao dịch cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

IB ngoại hối. IB, viết tắt của Introducing Broker - người môi giới, có giống như một “người trung gian”, hỗ trợ kết nối các nhà môi giới ngoại hối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Một mặt, họ giúp đỡ các nhà môi giới khai thác thị trường, thu hút khách hàng nhiều hơn, và một mặt khác cũng cung cấp cho các nhà đầu tư bán lẻ các dịch vụ như đăng ký tài khoản. v.v..

Nhà đầu tư ngoại hối nhỏ lẻ. Các nhà đầu tư ngoại hối nhỏ lẻ là nhóm người giao dịch thường xuyên nhất và sôi nổi nhất trong thị trường ngoại hối. Họ có thể là cá nhân cũng có thể là một công ty, dùng sự biến động giá của các tiền tệ tại thời điểm và địa điểm khác nhau, tiến hành các hoạt động giao dịch mua bán để kiếm lời chênh lệch giá. Bởi vì giao dịch ngoại hối thường có đòn bẩy tương đối cao (100 lần, 200 lần hoặc thậm chí 400 lần), cho nên các nhà đầu tư ngoại hối nhỏ lẻ cũng phải đối mặt với rủi ro khá cao, nhưng số ngạch giao dịch của họ cũng tương đối ít.

Thị trường ngoại hối mà chúng ta thường nói là chỉ thị trường giao dịch ký quỹ ngoại hối, chủ yếu có bao gồm nhà môi giới ngoại hối, IB ngoại hối và nhà đầu tư ngoại hối nhỏ lẻ v.v.

การเปิดเผยข้อมูลความเสี่ยง

เครื่องมือการเทรดทางการเงินมีความเสี่ยงสูง ซึ่งรวมถึงความเสี่ยงที่จะสูญเสียเงินลงทุนบางส่วนหรือทั้งหมด และอาจไม่เหมาะสำหรับนักลงทุนทุกคน ความคิดเห็น การสนทนา ข้อความ ข่าวสาร การวิจัย การวิเคราะห์ ราคา หรือข้อมูลอื่น ๆ ที่มีอยู่บนเว็บไซต์นี้จัดทำขึ้นเพื่อเป็นข้อมูลการตลาดทั่วไปเพื่อการศึกษาและความบันเทิงเท่านั้น และไม่ถือเป็นคำแนะนำในการลงทุน ความคิดเห็น ข้อมูลการตลาด คำแนะนำหรือเนื้อหาอื่น ๆ อาจเปลี่ยนแปลงได้ตลอดเวลาโดยไม่ต้องแจ้งให้ทราบ Trading.live จะไม่รับผิดชอบต่อความสูญเสียหรือความเสียหายใด ๆ ที่อาจเกิดขึ้นโดยตรงหรือโดยอ้อมจากการใช้หรือพึ่งพาข้อมูลดังกล่าว

© 2024 Tradinglive Limited. All Rights Reserved.