บทที่ 1 Giao dịch ký quỹ ngoại hối là gì?
Giao dịch ký quỹ ngoại hối cũng gọi lại giao dịch ngoại hối, có nghĩa là thông qua ký kết hợp đồng với nhà môi giới (hoặc ngân hàng), thiết lập tài khoản, gửi một khoản tiền (ký quỹ) để làm bảo đảm, có hạn chế mức độ tín dụng được điều khiển (tức đòn bẩy từ 1:20 - 1:400, và thậm chí cũng có đòn bẩy cao tới 1:2000). Nhà đầu tư có thể tự do mua bán ngoại hối có giá trị bằng nhau, và mỗi khi có lỗ vốn hoặc được kiếm lời xảy ra trong khi giao dịch, sẽ tự động trừ đi hoặc thêm vào tài khoản đầu tư này, như vậy nhà đầu tư được cho phép dùng tiền vốn ít mới được điều khiển kim ngạch giao dịch lớn. Giống như những dòng vốn toàn cầu, người giao dịch cũng có thể vận dụng giao dịch ngoại hối để làm trú ẩn an toàn cho tiền vốn, và đồng thời cũng có cơ hội kiếm lãi trong mỗi cuộc thay đổi của tỷ giá hối đoái.
Giao dịch ngoại hối, nói một cách đơn giản tức là dùng một loại tiền tệ đổi lấy một loại tiền tệ khác, dùng chênh lệch tỷ giá hối đoái để kiếm lợi nhuận. Ví dụ, đi Hồng Kông du lịch, khi dùng Nhân dân tệ đổi lấy Đô la Hồng Kông tại ngân hàng hoặc quầy đổi tiền sân bay, tỷ giá hối đoái là 1:1,1470, tức 1000 Nhân dân tệ đổi được 1147 đô la Hồng Kông. Và cho tới khi ra khỏi Hồng Kông, khoản tiền này chưa được sử dụng đến, nhưng tỷ giá hối đoái đã thay đổi sang 1 Nhân dân tệ = 1,1410 đô la Hồng Kông, tức là tỷ giá hối đoái của đô la Hồng Kông so với Nhân dân tệ là 0,8760. Thì lúc đó, 1147 đô la Hồng Kông này mới có thể đổi được 1005 Nhân dân tệ.Như vậy có kiếm được 5 Nhân dân tệ trong đó.
Tỷ giá luôn luôn biến động, và sự biến động của tỷ giá cũng cho phép chúng ta có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường ngoại hối này.
Giao dịch ngoại hối giống như việc đầu tư bất động sản và giao dịch chứng khoán, là một loại phương pháp “Để Tiền Sinh Lời”, vận dụng giá trị của tiền vốn để kiếm thêm giá trị nhiều hơn. Thị trường ngoại hối cũng là thị trường có tính thanh khoản cao nhất toàn cầu, với khối lượng giao dịch hàng ngày vượt qua 5000 tỷ đô la Mỹ.
Giao dịch ngoại hối, tức là dùng chênh lệch tỷ giá hối đoái để kiếm lời. Giả sự dự tính tỷ giá hối đoái đô la Mỹ sẽ tăng giá, vậy thì đặt lệnh mua vào lúc thích hợp, và sau khi đô la Mỹ được tăng giá mới đóng vị thế, để kiếm được chênh lệch giá trong đó. Ngược lại, nếu dự tính tỷ giá đô la Mỹ sẽ giảm giá, thì đặc lệnh bán, và kiếm lời chênh lệch tỷ giá trong lần giảm giá đó. Trong thị trường ngoại hối, điều quan trọng nhất không phải là tỷ giá có tăng lên hoặc giảm xuống, mà là tỷ giá có biến động bao nhiêu.
Giao dịch ở đâu?
Không giống như các thị trường tài chính khác, ngoài giao dịch tại các sàn giao dịch (sở giao dịch), thị trường ngoại hối ngoại chủ yếu là một thị trường phi tập trung (OTC) toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ.
Điều này không phải là vì hai thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới - thị trường ngoại hối London và thị trường ngoại hối New York dùng phương pháp này tổ chức hoạt động ngoại hối, mà là tại vì thị trường ngoại bản thân có tính quốc tế, và nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau đều có thể thực hiện giao dịch trong đó.
Sàn giao dịch OTC không có địa điểm giao dịch cụ thể, cũng không có sở giao dịch trung ương, mà là thông qua ngân hàng, doanh ngiệp và cá nhân dùng telex, điện báo, điện thoại, mạng điện tử v.v để thực hiện giao dịch. Trên thị trường ngoại hội của các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada, Thụy Sĩ v.v đều dùng phương thức này tổ chức hoạt động ngoại hối. Cho nên, phương thức này cũng được gọi là “hệ thống Anh - Mỹ”.
Nhưng các nước Châu Âu Lục Địa như Đức, Pháp, Hà Lan, Ý v.v vẫn có sở giao dịch cố định, giống như sở giao dịch chứng khoán, cho nên, loại phương thức này được gọi là “hệ thống Lục địa”.
Không phải là tất cả các loại ngoại tệ đều được gọi là ngoại hối.
Ngoại tệ có thể trở thành ngoại hối hay không, còn phải xem nó có thể tự do chuyển đổi hay không. Khi nhà đầu tư có dùng một loại tiền tệ đổi sang bất kỳ loại tiền tệ nào khác mà không có bị hạn chế nào, vậy thì loại tiền tệ này mới được gọi là tiền tệ tự do chuyển đổi.
Theo quy định của Qũy tiền tệ Quốc tế, tự do chuyển đổi là trong hoạt động trao đổi quốc tế, một loại tiền tệ có thể làm phương tiện chi trả vô điều kiện vào bất cứ lúc nào, và bên nhận cũng phải tiếp nhận vô điều kiện, đồng thời, cũng phải chấp nhận giá trị pháp lý của tiền tệ đó.
Hiện này, trên toàn cầu có hơn 50 quốc gia có chấp nhận quy định này. Trong đó, những tiền tệ ngoại hối chủ yếu có gồm đô la mỹ (USD), đồng Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), bảng Anh (GBP), Franc Thụy Sỹ (CHF), đô la Canada (CAD), đô la Úc (AUD) và đô la New Zealand (NZD).