บทที่ 3 5 ưu điểm khi sử dụng mối tương quan giữa các cặp tiền tệ
Trong giao dịch thực tế, nếu chúng ta có thể tận dụng mối tương quan giữa các cặp tiền tệ, thì tỷ lệ thắng của chúng ta sẽ có thể năng cao rất nhiều.
Trong bài này, chúng tôi liệt kê ra 5 ưu điểm khi sử dụng mối tương quan giữa các cặp tiền tệ:
1. Tránh thực hiện giao dịch trái ngược nhau quá nhiều
Khi giao dịch nhiều cặp tiền tệ cùng lúc, việc sử dụng mối tương quan giữa cặp tiền tệ có thể giúp chúng ta tránh thực hiện quá nhiều giao dịch trái ngược nhau. Nếu mối tương quan giữa hai cặp tiền tệ là -1, vậy thì xu hướng biến động giá của hai cặp tiền tệ này chắc là trái ngược nhau, và nếu đồng thời mua vào hai cặp tiền tệ này, tức có nghĩa là khi một cặp tiền tệ có tăng giá, thì cặp tiền tệ khác sẽ giảm giá. Và lợi nhuận tổng thể của bạn cũng không cao, ngoài ra, bạn cũng phải trả chênh lệch cho cả hai cặp tiền tệ này.
2. Nâng cao hiệu ứng đòn bẩy
Tận dụng mối tương quan giữa các cặp tiền tệ có thể nâng cao hiệu ứng đòn bẩy. Ví dụ, EUR/USD và GBP/USD có mối tương quan dương khá cao và nếu xu hướng tăng giá của EUR/USD có được hình thành rõ ràng. Tại thời điểm này, nếu lần lượt đặt lệnh mua vào hai cặp tiền tệ này, thì thực sự tương đương với gấp đôi khối lượng vị thế mua EUR/USD. Và trên thực tế, đây cũng là một việc tận dụng đòn bẩy! Nếu sau đó, thị trường có tăng giá thật sự, thì bạn chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, nhưng một khi bạn phán đoán sai xu hướng thị trường, thì bạn cũng sẽ lỗ vốn khá nhiều.
3. Phân tán rủi ro
Sử dụng mối tương quan có thể giúp chúng tôi phân tán rủi ro tới hai cặp tiền tệ với xu hướng biến động giá tương tự nhau, mà không phải là luôn chỉ giao dịch một loại cặp tiền tệ duy nhất.
Ví dụ: hệ số tương quan của EUR/USD và GBP/USD trong một khoảng thời gian là khoảng 0,7, thuộc về một mối tương quan dương không cao lắm. Cho nên, nếu bạn có dự đoán đô la Mỹ tăng giá, thì có thể đồng thời bán ra 1 lot EUR/USD và 1 lot GBP/USD. Cách giao dịch này so với phương thức tiếp đặt lệnh bán 2 lot EUR / USD, có thể hỗ trợ chúng ta giảm bớt rủi ro. Và một khi thị trường có công bố tin tức nào khiến đô la Mỹ giảm giá, thì sức ảnh hưởng của tin tức này đối với đồng Euro sẽ thấp hơn so vói đồng bảng Anh .
4. Phòng ngừa rủi ro (Hedging)
Mặc dù phương thức giao dịch Hedging không thể mang lại lợi nhuận cao cho chúng ta, nhưng phương thức này có thể hỗ trợ chúng ta giảm bớt rủi ro và tổn thất. Nếu bạn có mở một vị thế mua EUR/USD, nhưng sau đó, nếu thị trường mới bắt đầu đảo ngược giảm xuống, thì bạn có thể đặt thêm một lệnh mua USD/CHF mà có mối tương quan âm so vói EUR/USD, với khối lượng nhỏ hơn để phòng ngừa rủi ro, tránh bị tổn thất nghiêm trọng.
5. Hỗ trợ chúng ta nhận biết tín hiệu đột phá
Mối tương quan giữa các cặp tiền tệ có thể giúp chúng ta xác nhận tín hiệu đặt lệnh và đóng lệnh trong thị trường. Ví dụ, bạn tìm thấy ra thị trường EUR/USD đang thử thách một mức giá hỗ trợ quan trọng, và bạn có kế hoạch đặt lệnh bán vào lúc tỷ giá có đột phá giảm xuống. Và nếu bạn có biết rằng EUR/USD và GBP/USD có mối tương quan dương, USD/CHF và USD/JPY có mối tương quan âm, thì bạn có thể quan sát xu hướng của cả ba cặp tiền tệ khác có nhất trí hoặc trái ngược với EUR/USD hay không để làm chứng minh dự đoán của bạn.
Nếu tỷ giá của GBP/USD có đang năm ở vị trí gần một mức hỗ trợ quan trọng, USD/CHF và USD/JPY cũng nằm ở vị trí gần một mức kháng cự quan trọng, thì điều này có cho thấy rằng, những biến động giá gần đây đều có liên quan tới đô la Mỹ, và chúng ta có thể xác nhận rằng tỷ giá cặp EUR/USD sẽ có xuất hiện đột phá, và chúng ta có thể giao dịch theo chiều đột phá này.
Ngược lại, nếu cả ba cặp tiền tệ khác đều không có xuất hiện những tín hiệu tương ứng, thì có thể cho rằng đây là một tín hiệu đột phá giả, và chúng ta không nên thực hiện giao dịch quá nóng vội, hoặc giảm bớt khối lượng vị thế của bạn để giảm bớt rủi ro.