บทที่ 30 Chính trường Anh hỗn loạn, thủ tướng Anh từ chức (25-10-2022)
Động thái của chính phủ Anh liệu có gây ra khủng hoảng và suy thoái
Tóm tắt:
Nước Anh đang ở trong một cuộc khủng hoảng tài chính và có nguy cơ đẩy nhanh nền kinh tế đi sâu vào suy thoái.
1. Thông tin cơ bản
Trong tuần kể từ khi chính phủ công bố đợt cắt giảm thuế lớn nhất kể từ năm 1972, chính sách này đã vấp phải sự chỉ trích trên toàn cầu và đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay so với đồng đô la, chi phí bảo đảm nợ vay của Chính phủ Anh trước nguy cơ vỡ nợ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2016, và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) buộc phải can thiệp trong bối cảnh lo ngại về quỹ hưu trí của quốc gia.
Khi thị trường sụt giảm, BoE buộc phải hành động để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường trái phiếu chính phủ và triển khai một biến thể của công cụ chính sách mà tân Thủ tướng Liz Truss đã dành những tháng gần đây để chỉ trích.
Động thái này hứa hẹn sẽ mua lại những trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài để khôi phục lại trật tự cho thị trường. Điều đó có thể đem lại một xu hướng tăng với trái phiếu nhưng làm tăng hai rủi ro: rằng BoE sẽ phải tăng lãi suất hơn nữa trong vòng vài tuần và các nhà đầu tư có thể lo sợ về việc liệu BoE có tài trợ cho chính phủ hay không.
Từng đứng ra giải cứu nước Anh vào năm 1976, hiện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi Chính phủ Anh xem xét lại việc cắt giảm thuế của mình. Các nhà kinh tế nổi tiếng cũng đã cảnh báo nước Anh đang thể hiện những dấu ấn của một thị trường mới nổi.
Theo ước tính của Cơ quan Thống kê Quốc gia của Vương quốc Anh, nền kinh tế nước này đạt tăng trưởng 0,2% trong quý II/2022, một sự điều chỉnh tăng so với mức giảm 0,1% trong quý I. Tuy vậy, Vương quốc Anh vẫn là nền kinh tế duy nhất trong nhóm các nước G7 chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, do quy mô GDP vẫn thấp hơn 0,2% so với đầu năm 2020.
Mặt khác, Ngân hàng Trung ương Anh nhận định rằng nền kinh tế nước này rất có thể đã suy giảm trở lại, với lạm phát lên tới 11%.
Kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng của Thủ tướng Liz Truss đã phản tác dụng và các nhà đầu tư đang Ngân hàng Trung ương Anh sẽ cứu vớt thị trường bằng cách tăng lãi suất thêm 1,25% hoặc thậm chí 1,5% vào ngày 2/11 để giải quyết tác động lạm phát.
Hiện chưa thể đoán định điều gì xảy ra tiếp theo với nền kinh tế Anh. Trong tuần này, Thủ tướng Truss và Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng cùng khẳng định rằng họ sẽ kiên định với kế hoạch của mình. Tuy nhiên, thời gian dường như đang không ủng hộ bởi họ có thể chỉ có 2 tuần để thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng vào nền tài chính của quốc gia, trước khi Ngân hàng Trung ương Anh chấm dứt mua vào trái phiếu khẩn cấp vào ngày 14/10 như dự kiến.
2. Phân tích biểu đồ
Biểu đồ GBPUSD (D1)
GBPUSD đã giảm sâu từ đầu năm, hiện tại vì những thông tin về việc ngân hàng Anh tăng lãi suất vì thế vào những ngày cuối của tuần trước thì GBPUSD đã có sự phục hồi nhẹ, nhưng đà phục hồi là chưa đủ thuyết phục với những nỗ lực của Ngân hàng và chính phủ Anh đang cố gắng nỗ lực thực hiện.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ của Vương quốc Anh có thể tiếp tục. Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy 45% nhà đầu tư được khảo sát tin rằng Vương quốc Anh là quốc gia có khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ nhất vào cuối năm sau. Các nhà giao dịch có thể đang tìm kiếm tia lửa tiếp theo có thể gây ra cuộc khủng hoảng đối với đồng bảng Anh, điều này có thể có nghĩa là các vị thế bán khống tiếp tục trong đồng bảng Anh trong bối cảnh có những tin tức tiêu cực sắp tới.
3. Khuyến nghị giao dịch
Những chính sách của Ngân hàng và chính phủ Anh dường như chưa thực sự lạc quan đối với các nhà đầu tư. Các vị thế bán khống tiếp tục trong đồng bảng Anh trong bối cảnh có những tin tức tiêu cực sắp tới.
CanhSell GBPUSD vùng giá 1.13716 – 1.13900
Stoploss: 1.14584
Take profit: 1.04859