บทที่ 27 Phân tích vàng - Sau khi FED công bố lãi suất (21/10/2022)
EU đang phải vật lộn với giá trần khí đốt
Tóm tắt:
Hơn 15 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy một mức trần giá khí đốt nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Đức và Hà Lan.
1. Thông tin cơ bản
Lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại thủ đô Brussels - Bỉ trong hai ngày 20 và 21-10, thảo luận các biện pháp nhằm hạ giá năng lượng đang bị đẩy lên cao do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Eu bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề khí đốt
Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ hai của EU kể từ ngày 6-10 dù sự chia rẽ dai dẳng giữa các thành viên đồng nghĩa khối này có thể chưa đưa ra mức trần giá khí đốt như mong muốn.
Ủy ban châu Âu (EC) thời gian qua đã đề xuất một loạt biện pháp trong nỗ lực làm hài lòng các thành viên, cũng như hy vọng giúp người dân có thể chi tiêu cho việc sưởi ấm khi mùa đông đến gần
Một trong những đề xuất là cho phép các tập đoàn năng lượng lớn của EU mua chung khí đốt để có giá rẻ hơn. Một đề xuất khác là trao cho EC quyền thiết lập hành lang giá khí đốt và can thiệp khi giá trở nên mất kiểm soát. Dù vậy, EU khó có thể đạt được đột phá chừng nào các thành viên vẫn còn bất đồng, nhất là về vấn đề áp trần giá khí đốt.
Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết Hội nghị Thượng đỉnh EU lần này tập trung thảo luận nhiều lựa chọn về trần giá năng lượng, trong đó có cả những đề xuất không do EC đưa ra. Một đề xuất được nói đến nhiều là áp trần giá khí đốt dùng để sản xuất điện. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hồi tháng 6 đã thực hiện biện pháp này và nhiều nước khác, trong đó có Pháp, muốn nó được triển khai rộng khắp EU
2. Phân tích biểu đồ
Biều đồ dầu Brent(H4)
Với việc OPEC + nói về vấn đề cắt giảm nguồn cung đã làm cho giá dầu Brent tăng nhanh trở lại, nhưng hiện tại giá dầu vẫn chưa có thể nào đi xa và nhanh chóng như thời kì lúc vừa mới nổ ra chiến tranh Nga – Ukraine. Việc OPEC+ muốn cắt giảm nguồn cung cũng cho thấy rằng các ông lớn đang chưa muốn các cuộc xung đột dừng lại, cắt giảm nguồn cung về năng lượng sẽ đem lại không ít rắc rối cho đời sống. Chi phí vận chuyển sẽ tăng lên, chi phí mua hàng sẽ tăng lên kéo theo lạm phát sẽ tăng lên. Như vậy thì những nỗ lực vể chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới sẽ gặp vô cùng khó khăn để đạt được mục đích của mình. Chưa biết được rằng liệu chu kì giảm sản lượng này chỉ là bước cuối của quá trình chưa nhưng nó làm tâm lí e ngại về vấn đề lạm phát lại tăng lên. Như vậy đồng đô la sẽ có thêm một sự hỗ trợ nữa
Biều đồ dầu WTI (H4)
Giá dầu WTI đang có xu hướng tăng lên, theo phân tích kỹ thuật thì trong khung H4 đang có một xu hướng tăng ngắn hạn. Vùng mục tiêu gần nhất mà giá dầu của Mỹ phải chinh phục đó là 88.3 – 88.9. Đây sẽ là ngưỡng mà ít người mong muốn nhưng thực tế nó sẽ còn có thể cao hơn như thế
Các tổng thống Mỹ có một công cụ mạnh mẽ có thể giúp xoa dịu nỗi đau của giá xăng dầu tăng cao: Kho dự trữ dầu chiến lược (SPR). Tổng thống Joe Biden hôm 19-10 thông báo xả 15 triệu thùng dầu từ SPR của Mỹ vào tháng 12 sau khi liên minh giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nhà sản xuất bên ngoài, gọi là OPEC+, cắt giảm sản lượng dầu
Đây sẽ là đợt cuối cùng của chương trình tung ra thị trường 180 triệu thùng dầu mà Mỹ công bố hồi tháng 3, thời điểm nỗi lo về bất ổn năng lượng toàn cầu gia tăng do xung đột Nga – Ukraine
3. Khuyến nghị giao dịch
Thời điểm hiện tại có rất nhiều yếu tố tác động đến thị trường dầu. Những hành động của các quỹ, các tổ chức có sức ảnh hưởng đến thị trường này vẫn đang lấp lửng, cho nên khuyến nghị giao dịch là đánh ngắn, xu hướng là Buy. Stoploss ngắn để tránh bị sụt giảm tài khoản quá nhiều