Bab 2  Lý thuyết xu hướng

Phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên việc tin rằng các xu hướng thực sự tồn tại và thị trường sẽ biến động theo các xu hướng đó. Một người Mỹ tên Charles Henry Dow là người sáng lập lý thuyết phân tích kỹ thuật. Ông đã sáng tạo ra chỉ số giá trung bình của thị trường chứng khoán vào ngày 3 tháng 7 năm 1884. Hiện nay, nhiều chỉ số kỹ thuật khác phát triển dựa trên nguyên tắc cơ bản này.

 

Lý thuyết Dow đưa ra cách để xác định xu hướng là nếu các đỉnh mới và đáy mới được hình thành liên tục cao hơn các đỉnh và đáy cũ thì thị trường đang ở trong xu hướng tăng. Ngược lại, khi các đỉnh và đáy mới liên tiếp thấp hơn các đỉnh và đáy cũ, thì thị trường đang nằm trong xu hướng giá giảm.

Lý thuyết Dow chia xu hướng thành ba loại - xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng ngắn hạn.

 

Chúng ta có thể tưởng tượng về xu hướng chính là một đợt triều lên, xu hướng thứ cấp thì là những đợt sóng biển và xu hướng ngắn hạn chỉ là gợn sóng nhỏ. Mỗi cơn sóng biển xảy ra đều mang ý nghĩa muốn đẩy tỷ giá lên cao hơn. Nhưng mà nếu đỉnh sóng đang giảm dần, thì có thể thấy rằng sắp tới lúc thuỷ triều xuống. Những đợt triều lên triều xuống của sự biến động tỷ giá được hình thành bởi một loạt đỉnh sóng và đáy sóng.

Đáy là điểm thấp nhất trước khi tỷ giá hồi phục tăng trở lại, và được gọi là điểm "hỗ trợ". Dưới điểm hỗ trợ, sức mua đang mạnh và có đủ sức chống lại áp lực của người bán, vì vậy tỷ giá dừng giảm tại điểm hỗ trợ này và sẽ đảo chiều tăng lên.

Đỉnh là điểm cao nhất trước khi giá điều chỉnh giảm xuống, được gọi là điểm "kháng cự". Dưới điểm kháng cự, người bán đã thành công kháng cự sự tiến lên của người mua và tỷ giá sẽ đảo chiều giảm xuống. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, khi tỷ giá cố gắng vượt qua sự tắc nghẽn của đỉnh trước đó, giai đoạn này cho ta một tín hiệu rất quan trọng, bởi vì một khi giá không thể vượt qua mức đỉnh trước đó, điều này ám chỉ rằng thị trường một lần đảo chiều chuẩn bị diễn ra.

 

Nói một cách đơn giản, sự biến động giá trên thị trường là một quá trình liên tục cố gắng vượt qua các mức hỗ trợ và kháng cự. Sự biến động giá sẽ hình thành các loại hình dạng khác nhau trên biểu đồ giá, và chúng ta gọi là "mô hình giá".

Nếu xu hướng biến động giá không thể vượt qua các mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự, thì tiếp theo giá cả sẽ đảo chiều. Sự đảo chiều này được gọi là “thoái lui”. Nếu có quan sát những lần giá có biến đổi lớn trong lịch sử, tỷ giá đều có một khoảng thời gian thoái lui, và sau đó mới tiếp tục trở về với xu hướng ban đầu.

 

 

Đường hỗ trợ và đường kháng cự

 

Tỷ giá của cặp tiền tệ luôn có biến động, nhưng xu hướng của giá cả luôn có dao động trong một phạm vi giữa một đường hỗ trợ và một đường kháng cự nào đó. Để xác nhận một xu hướng rõ r

Tentang kita Perjanjian PenggunaDasar PrivasiPendedahan RisikoPerjanjian Program Rakan KongsiGaris Panduan Komuniti Pusat Bantuan Maklum balas
App Store Android

Pendedahan Risiko

Berdagang dalam instrumen kewangan melibatkan risiko tinggi termasuk risiko kehilangan sebahagian, atau semua, daripada jumlah pelaburan anda, dan mungkin tidak sesuai untuk semua pelabur. Sebarang pendapat, sembang, mesej, berita, penyelidikan, analisis, harga, atau maklumat lain yang terkandung di Laman Web ini disediakan sebagai maklumat pasaran umum untuk tujuan pendidikan dan hiburan sahaja, dan tidak membentuk nasihat pelaburan. Pendapat, data pasaran, cadangan atau apa-apa kandungan lain tertakluk kepada perubahan pada bila-bila masa tanpa notis. Trading.live tidak akan bertanggungjawab untuk sebarang kehilangan atau kerosakan yang mungkin timbul secara langsung atau tidak langsung daripada penggunaan atau pergantungan pada maklumat tersebut.

© 2024 Tradinglive Limited. All Rights Reserved.