Chapter 4  14 mẹo lập kế hoạch giao dịch

Trong thị trường ngoại hối có rủi ro rất cao này, nhiều nhà giao dịch nều có biết: đừng giao dịch không có kế hoạch. Tuy nhiên, trên thị trường luôn có rất nhiều người không có lập kế hoạch giao dịch, và thông thường, đa số người giao dịch không có kế hoạch cuối cùng đều sẽ thua lỗ hết tất cả số tiền trong tài khoản. Do đó, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch thông qua 14 bước đơn giản và những nhà giao dịch chuyên nghiệp là giao dịch như thế nào.

 

1. Đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của bạn

Đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của bạn là một bước quan trọng trong việc thiết lập kế hoạch giao dịch, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến chiến lược giao dịch, việc quản lý rủi ro và các khía cạnh khác trong quá trình giao dịch. Nói chung, dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro của nhà giao dịch, có thể chia thành hai loại: loại né tránh rủi ro và loại chấp nhận rủi ro.

Loại né tránh rủi ro: Các người giao dịch  thuộc loại né tránh rủi ro không thích chấp nhận quá nhiều rủi ro trong quá trình giao dịch. Mục tiêu của họ là kiếm được ít lợi nhuận, đồng thời kiểm soát được thua lỗ. Xin hãy nhớ rằng, rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận càng cao thì lợi nhuận tiềm ẩn của bạn cũng càng cao. Nhưng các nhà giao dịch thuộc loại né tránh rủi ro có xu hướng làm tăng trưởng tài sản chậm rãi và đều đặn.

Loại chấp nhận rủi ro: Các nhà giao dịch thuộc loại chấp nhận rủi ro thì hoàn toàn ngược lại——họ không ngại rủi ro. Điều đó có nghĩa là các chiến lược giao dịch của họ tích cực hơn và lợi nhuận tiềm năng của họ cao hơn đáng kể so với các nhà giao dịch né tránh rủi ro. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ thua lỗ tiềm ẩn của họ cũng cao hơn.

Việc đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro không phải là một công việc dễ dàng, đặc biệt là trong giai đoạn mà bạn mới bắt đầu giao dịch. Và bạn cũng nên dùng các công cụ khác kiểm tra và đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của riêng bạn.

 

2. Ghi chép nhật ký giao dịch

Nhật ký giao dịch là bản ghi lại tất cả các giao dịch mà bạn đã được thực hiện, bao gồm khối lượng vị thế, công cụ giao dịch, chiều đặt lệnh (mua hoặc bán), vị trí mở và đóng vị thế, kết quả và các thông tin khác mà bạn có thấy hữu ích. Ghi lại nhật ký giao dịch một cách định kỳ nên trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch giao dịch của bạn, vì nhật ký giao dịch rất hữu ích trong việc cải thiện hiệu suất giao dịch và tìm ra vấn đề thường gặp mà dẫn đến thua lỗ trong giao dịch.

 

3. Xem lại giao dịch, nhật ký định kỳ

Để  tối đa hóa sử dụng nhật ký giao dịch, bạn cần phải xem lại và đánh giá định kỳ. Hãy xem xét lại tất cả các giao dịch gần đây của bạn, xem chúng hoạt động như thế nào. Và chúng tôi kiến nghị bạn tiến hành công việc đánh giá này vào cuối tuần hoặc cuối tháng.

Mục đích của việc xem lại nhật ký giao dịch là để đánh giá khách quan hiệu suất giao dịch của bạn. Lọc ra tất cả các giao dịch có kích hoạt cắt lỗ hoặc gây ra thua lỗ và cố gắng tìm ra nguyên nhân. Tất nhiên, mỗi một loại chiến lược giao dịch ít nhiều đều có thể xuất hiện  một số giao dịch thua lỗ, nhưng nếu bạn có thể tìm ra một mô hình thua lỗ, thì bạn có thể dùng nó để điều chỉnh và cải thiện chiến lược của mình. Và trong quá trình này, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến 3 khía cạnh sau:

Một mô hình biểu đồ nào đó mà bạn đang sử dụng có thường xuyên dẫn đến thua lỗ ?

Mức cắt lỗ của bạn có hợp lý không, có phải là được cài đặt quá nhỏ?

Giao dịch của bạn có phải trái ngược với xu hướng tiềm năng không?

  

 4. Hiểu rõ chiến lược giao dịch của bạn

Một bước quan trọng khác trong việc thiết lập một kế hoạch giao dịch là hiểu rõ ưu nhược điểm của chiến lược giao dịch. Không có chiến lược giao dịch nào là hoàn hảo —— có một số chiến lược đạt hiệu quả cao trong khi giao dịch theo xu hướng, và một số chiến lược khác là được thiết lập để  tận dụng tính đa dạng của thị trường.

Trên thực tế, rất nhiều chuyên gia giao dịch đều có sử dụng nhiều chiến lược giao dịch khác nhau, và điều này được quyết định bởi xu hướng thị trường. Tương tự, đối với giao dịch dài hạn và giao dịch ngắn hạn, hoặc là giao dịch kim loại quý và giao dịch cặp tiền tệ v.v, bạn đều có thể áp dụng các chiến lược giao dịch khác.

 

5. Xác nhận môi trường thị trường

Như đã đề cập trước đó, bạn có thể giao dịch trong các môi trường thị trường khác nhau, chẳng hạn như xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc thị trường điều chỉnh đi ngang. Ngoài ra, môi trường thị trường cũng có thể tiến hành phân loại dựa theo tâm lý thị trường hiện tại : loại né tránh rủi ro và loại chấp nhận rủi ro.

Mỗi loại môi trường thị trường đều có đặc trưng riêng, cho nên trước khi tiến hành giao dịch, nhà giao dịch cần phải hiểu rõ những đặc trưng này. Ví dụ , mức độ quá mua và quá bán của các chỉ báo kỹ thuật trong một số thị trường nhất định có thể phát huy tác dụng to lớn, nhưng trong thị trường một chiều tăng hoặc giảm, thì sẽ tạo ra nhiều tín hiệu sai. Tương tự, khi tâm lý thị trường thuộc loại chấp nhận rủi ro, thì hiệu suất của các loại tài sản có độ rủi ro cao sẽ tốt hơn các tài sản có độ rủi ro thấp.

Các nhà giao dịch ưu tú sẽ dựa trên môi trường thị trường hiện tại sẽ điều chỉnh quyết định giao dịch và đồng thời  luôn kiên trì làm giao dịch tuân theo kế hoạch của họ.

 

6. Xây dựng quy tắc quản lý rủi ro

Một kế hoạch giao dịch không có quy tắc quản lý rủi ro không thể được coi là một kế hoạch giao dịch hữu hiệu, trên thực tế nó chỉ là một kế hoạch đánh bạc thôi. Việc quản lý rủi ro có thể được coi là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong giao dịch. Các nhà giao dịch luôn chú ý đến mức độ rủi ro trong tài khoản, ví dụ các khoản lỗ tiềm ẩn, tiền ký quỹ v.v.

Nếu không quản lý rủi ro, ngay cả có nắm bắt được những tín hiệu giao dịch tốt để có cơ hội kiếm lời lớn, nhưng cũng có thể dẫn đến việc lỗ vốn nghiêm. Hãy tưởng tượng rằng lúc đầu thị trường vận động theo xu hướng có lợi cho bạn, và bạn cũng có đặt khối lượng vị thế lớn để mong kiếm lời nhiều hơn, và bạn không có cài đặt mức chốt lời hoặt mức cắt lỗ, nhưng mà một khi thị trường có đảo chiều nhanh chóng, thì tài khoản của bạn  sẽ lập tức từ trạng thái kiếm lời thay đổi sang trạng thái thua lỗ, và tại lúc này, để tránh thua lỗ tiếp tục mở rộng, bạn chỉ có thể đóng lệnh kết thúc giao dịch.

Lấy lại một ví dụ khác, giả sử bạn đang duy trì một vị thế rất lớn, trong lần giao dịch bạn có bị lỗ 50% tiền tài khoản. Và sau

About Us User AgreementPrivacy PolicyRisk DisclosurePartner Program AgreementCommunity Guidelines Help Center Feedback
App Store Android

Risk Disclosure

Trading in financial instruments involves high risks including the risk of losing some, or all, of your investment amount, and may not be suitable for all investors. Any opinions, chats, messages, news, research, analyses, prices, or other information contained on this Website are provided as general market information for educational and entertainment purposes only, and do not constitute investment advice. Opinions, market data, recommendations or any other content is subject to change at any time without notice. Trading.live shall not be liable for any loss or damage which may arise directly or indirectly from use of or reliance on such information.

© 2024 Tradinglive Limited. All Rights Reserved.