Chapter 4 Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC)
Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc, tiếng Anh chính thức là Australian Securities & Investments Commission, viết tắt là ASIC, thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1998. Chức năng quản lý và phạm vi giám sát của nó được quy định theo "Luật Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc" năm 2001 (Luật ASIC). Tổ chức này là một cơ quan chức năng và được thực hiện chức năng quản lý và giám sát các công ty tài chính, hoạt động đầu tư, sản phẩm và dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc là cơ quan quản lý của ngành ngân hàng, chứng khoán và ngành ngoại hối bán lẻ của Úc. Tùy theo việc ban hành “Luật Ủy ban Đầu tư Chứng khoán Úc” năm 2001, ASIC cũng sẽ tiền hành giám sát thị trường ngoại hối bán lẻ hàng ngày.
Thời gian xin cấp chứng nhận ASIC thường mất thời gian khoảng hai năm, nhưng hiện nay, hình như ASIC đã bước vào giai đoạn không cấp chứng nhận mới.
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường ngoại hối, vào năm 2018, EU có áp dụng biện pháp thắt chặt giám sát và giảm xuống đòn bẩy. Nhưng mà lúc đó, ASIC vẫn có thể cung cấp ra đòn bẩy 400 lần. Cho nên, điều này trực tiếp làm nổi danh tiếng ASIC rất nhiều. Trong khoảng thời gian đó, ASIC trở thành cơ quan quản lý được nhiều nhà đầu tư Châu Á ưa chuộng nhất. Và khối lượng kinh doanh của các nhà môi giới xin cấp chứng nhận ASIC tăng lên rất nhiều. Việc mua bán chứng nhận ngoại hối và chứng nhận AR của Úc cũng tăng lên tới mức quá nóng. Giá cả của một chứng nhận ngoại hối Úc có thể cao tới 4 triệu đô la Úc, có gấp mấy lần trong vòng một khoảng thời gian ngắn. Nhưng mà tình hình này không có kéo dài quá lâu. Vào giữa năm 2019, ASIC yêu cầu nhà môi giới chấm dứt tất cả các hoạt động kinh doanh ngoại hối của họ tại Trung Quốc, và điều này đã gây ra vụ tranh chấp giữa các nhà môi giới và cơ quan quản lý.
Làm thế nào để kiểm tra nhà môi giới có được cấp chứng nhận ASIC hay không?
Bước đầu tiên: tìm hiểu với sự khác biệt giữa AFSL , ABN và ACN trước khi tiến hành tra cứu.
ACN là tên viết tắt của Australian Company Number , số đăng ký công ty Úc, với tổng số 9 chữ số. Tất cả các doanh nghiệp ở Úc đều phải đăng ký ACN , tương đương với việc đăng ký kinh doanh trong nước.
ABN là tên viết tắt của Australian Business Number , số thương mại công ty Úc, có tổng cộng 11 chữ số (gồm số thuế hai chữ số+ số ACN). Có ACN không nhất thiết phải có ABN . Giống như một số công ty ngưng hoạt động thì không có ABN , nhưng nếu có số ABN thì chắc có số ACN .
AFSL là tên viết tắt của Australian Financial Services Licensee, chứng nhận dịch vụ tài chính Úc, thông thường có 6 chữ số và chỉ dành cho các công ty tham gia vào dịch vụ tài chính. Số chứng nhận ASIC thường là chỉ số chứng nhận AFSL này.
ACN và ABN đều thuộc về việc đăng ký phổ biến nhất, những công ty chỉ có ACN, ABN duy nhất cũng không có tư cách làm kinh doanh dịch vụ tài chính phái sinh.
Kiến thức chống gian lận:
Nếu một nhà môi giới tuyên bố rằng nó được dưới sự quản lý của Úc, và mã số chứng nhận là 9 chữ số hoặc 11 chữ số, vậy thì công ty này chắc phải có vấn đề. Bởi vì 9 chữ số là ACN , 11 chữ số là ABN , và ACN hoặc ABN hoàn toàn không phải là số chứng nhận ASIC.
Bước thứ hai: kiểm tra xem nhà môi giới có được cấp chứng nhận AFSL hay không và phạm vi kinh doanh được có bao gồm dịch vụ ngoại hối bán lẻ hay không
Phương pháp 1: đăng nhập mục cơ quan quản lý trên trang web BrokersView:
https://www.brokersview.com/regulators
Chọn ASIC, sau đó chọn trang web của ASIC để bắt đầu tra cứu.
Phương pháp 2: trực tiếp đăng nhập trang web chính thức ASIC. Các bước chi tiết như sau:
Bước đầu tiên là đăng nhập trang web chính thức của ASIC http://www.asic.gov.au/
Bước thứ hai, tại bên phải của trang web, nhập vào mục "Protessional registers"
Bước thứ ba, nhập tên gọi công ty hoặc số ASFL, và chọn "AFSL" trong cửa số kéo xuống "Select Register" , sau đó bấm “Search” .
Bước 4, mở ra chương trình “Licensee summary”, và tại đây mới có những thông tin chi tiết của nhà môi giới.
Bước thứ năm, mở ra mục “Conditions as at”, để kiểm tra nhà môi giới đó có được phép chấp nhận khách hàng bán lẻ hay không.
Nhưng các nhà đầu tư còn phải chú ý đến, trên trang web ASIC không có ghi rõ địa chỉ trang web của nhà môi giới, cho nên, không thể xác nhận được số chứng nhận là thuộc về nhà môi giới đó. Như vậy, các nhà đầu tư cần phải đăng nhập trang web Cơ quan Khiếu nại Tài chính Úc (AFCA), để tra cứu thêm thông tin liên lạc của nhà môi giới.
Bước đầu tiên, đăng nhập trang web AFCA https://www.afca.org.au/,chọn mục “make a complaint”.
Bưới thứ hai, chọn “start the complaint process”.
Bước thứ ba, chọn “Find your finanacial firm”.
Bước thứ tư, nhập tên gọi công ty, số đăng ký bảo đảm khiếu nại, hoặc số ABN/ACN để trá cứu thông tin của nhà môi giới tương ứng.
Bước thứ năm, kiểm tra địa chỉ trang web, và các thông tin liên lạc.
Khi kiểm tra thông tin của một nhà môi giới đang hoạt động đưới sự giám sát của ASIC, thì nên chú ý mấy điều sau đây:
1. Kiểm tra Status (trạng thái) là “current” hay không.
2. Kiểm tra EDR, để xác nhận nó có được phép chấp nhận khách hàng bán lẻ hay không.
3. Kiểm tra derivatives (dịch vụ tài chính phái sinh) và foreign exchange contracts (giao dịch ký quỹ ngoại hối).
4. Thông qua kiểm tra EDR, xác nhận trang web chính thức của nhà môi gới đang dưới sự giám sát của ASIC.
Có không ít công ty giả mạo thường sử dụng ACN hoặc ABN để lừa đảo rằng chúng đã được cấp chứng nhận ASIC. Cho nên, trong phần tiếp theo chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách tra cứu ACN và ABN.
1. Đăng nhập trang web tra cứu ASIC: https://connectonline.asic.gov.au
Trong cửa sở kéo xuống “within”, chọn “organisation and business names”; sau đó, nhập vào tên gọi công ty tại “Name or number”. 9 chữ số là ACN, và 11 chữ số là ABN. Sau đó, nhấp vào nút “Search” để bắt đầu tra cứu.
2. Trong kết quả tra cứu, có gồm những thông tin cơ bản như thời gian đăng ký công ty, địa chỉ, tên gọi cũ v.v. Ngoài ra, ASIC cũng cho phép người dùng trả thêm chi phí để xem nhiều thông tin chi tiết hơn về công ty này.
3. Đối với những công ty có ABN, chúng ta cũng có thể trực tiếp kiểm tra thông tin bằng cách tra cứu ABN Look UP.
Địa chỉ : http://www.abr.business.gov.au
Nhập vào số ABN (nhập số ACN cũng được) hoặc tên gọi công ty để tiến hành tra cứu.
4. Có thể tìm thấy những thông tin cơ bản hiện nay và lịch sử của công ty này.
Quy trình khiếu nại là như thế nào?
Nếu bạn có nhu cầu khiếu nại, biện pháp tốt nhất tức là trực tiếp liên hệ với IDR của nhà môi giới ngoại hối đó. ASIC có yêu cầu mỗi nhà môi giới đều phải thiết lập IDR (chương trình giải quyết tranh chấp nội bộ), ví dụ bộ phận pháp lý. Nếu bạn không hài lòng với cách xử lý của IDR, thì cũng có thể khiếu nại tiếp tới EDR (chương trình giải quyết tranh chấp ngoại bộ) của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Úc (AFCA). Nếu công ty tài chính đó không phải là thành viên của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Úc (AFCA), thì AFCA sẽ không chấp nhận vụ khiếu nại của bạn. AFCA được cho phép xử lý vụ tranh chấp tài chính đầu tư với số ngạch dưới mức 1 triệu đô la Úc (gồm 1 triệu đô la Úc) (1 triệu đô la Úc này không phải là số ngạch bồi thường cho các nhà đầu tư; và đối với những vụ tranh chấp tài chính này, nhà đầu tư có thể nhận được tiền bồi thường với mức cao nhất là 500 ngàn đô la Úc.). Từ ngày 1 tháng 11 năm 2018, AFCA sẽ thay thế cho Dịch vụ thanh tra tài chính Úc (FOS), và người phụ trách AFCA cũng sẽ do chính phủ chỉ định, và AFCA cũng sẽ hoạt động dưới sự giám sát và quản lý của ASIC.
Làm thế nào để tra cứu một nhà môi giới có gia nhập vào chương trình giải quyết tranh chấp hay không?
Nếu có biết được số chứng nhận AFSL của nhà môi giới thì rất đễ sẽ tìm kiếm được các thông tin liên quan nhà môi giới đó, và không cần lo lắng tra cứu sai.
Như hình ảnh dưới đây, “status” có hiển thị là “current”, tức là được cho rằng công ty này được hoạt động dưới sự giám sát của ASIC. Và có gồm External Dispute Resolution (chương trình giải quyết tranh chấp ngoại bộ), viết tắt là EDR, thì có thể cho rằng nhà môi giới này được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng bán lẻ, và thông qua tra cứu EDR mới có thể tìm thấy các thông tin liên lạc cơ sở của nhà môi giới này.