章节 4  Tiền tệ hàng hóa

Trong các cuộc giao dịch ngoại hối, chúng ta nghe thấy một cụm từ “tiền tệ hàng hóa” làm tên gọi chung cho những tiền tệ của các quốc gia có lượng xuất khẩu nguyên vật liệu rất cao, cụ thể bao gồm kim loại quý, dầu thô, nông sản v.v. Có nhiều loại tiền tệ phù hợp với định nghĩa của tiền tệ hàng hóa này, nhưng trong đó, đa số tiền tệ chỉ có một khối lượng giao dịch quá thấp, thậm chí có một số vẫn đang sử dụng chế độ tỷ giá cố định.

Canada, Úc và New Zealand, đều có tài nguyên thiên nhiên phong phú, tính thanh khoản của ba nước này cũng khá tốt, và đối với ba quốc gia này, việc xuất khẩu nguyên vật liệu đều có chiếm một tỷ trọng khá cao trong GDP. cho nên tiền tệ của ba nước này chính là tiền tệ hàng hóa điển hình.

Khi giá cả hàng hóa có tăng lên cũng rất dễ khiến tiền tệ của ba nước này tăng giá, và ngược lại nếu giá cả hàng hóa có hạ xuống cũng rất dễ khiến tiền tệ của ba nước này giảm giá. Ngoài ra, tiền tệ của ba nước này cũng thường có xu hướng biến động giá trái ngược với đô la Mỹ.

 

Đô la Canada và dầu mỏ

Dầu mỏ là "huyết mạch" của xã hội công nghiệp hóa hiện đại. Cho nên, dầu mỏ luôn luôn là một loại hàng hóa được quan tâm nhiều và khối lượng giao dịch dầu mỏ cũng rất cao. Do đó, dầu mỏ cũng được gọi là “vàng đen”.

Canada là một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất toàn cầu. Trữ lượng dầu mỏ của Cânda chỉ có thấp hơn với Ả Rập. Cho nên, dầu mỏ là hàng hóa có giá trị cao nhất của nước Canada.

Ngoài ra, Canada cũng là một nước cung ứng dầu mỏ cho Mỹ lớn nhất. Tại vì dầu mỏ có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ, cho nên mỗi lần biến đổi của giá dầu đều cũng gây ra làn sóng biến động mạnh mẽ đối với thị trường chứng khoán Mỹ và tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ.

Thông thường, giá dầu tăng lên sẽ có lợi cho đô la Canada tăng giá, và cũng sẽ khiến đô la Mỹ giảm giá; và khi giá dầu giảm xuống, thì sẽ có lợi cho đô la Mỹ tăng giá, mà khiến đô la Canada giảm giá.

 

Đô la Úc và vàng

Tính chất đặt thủ của vàng khiến kim loại quý giá này trở thành “ông vua tiền tệ”, có đáng tin cậy hơn so với đô la Mỹ. Trong lĩnh vực tài chính, vàng không chỉ là một loại tài sản chống lạm phát, đồng thời cũng là một loại hàng hóa có khối lượng giao dịch khổng lồ.

Đối với các nhà đầu tư, giao dịch đô là Úc và giao dịch vàng không có khác biệt quá nhiều, bởi vì Úc là một trong những nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Trong các sản phẩm xuất khẩu của Úc, có một phần lớn là kim loại quý, và việc xuất khẩu những sản phẩm này có chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP của Úc.

Khi giá vàng tăng lên, đô la Úc cũng thường tăng giá. Hai tiền tệ này có mối tương qua dương khá cao. Cho nên xu hướng biến động của giá vàng cũng có thể là làm chỉ báo nhanh đối với cặp AUD/USD, và các nhà đầu từ cũng cũng có thể thông qua giá vang để phán đoán xu hướng của AUD/USD.

Đối với những nhà đầu tư không thể trực tiếp mua bán vàng, thì chuyển sang giao dịch đô la Úc.

 

Đô la New Zealand

New Zealand cũng là một làng giềng của Úc. Và nước này cũng là một quốc gia có lượng xuất khẩu nguyên vật liệu rất lớn.

Thông thường, nếu giá cả hàng hóa có tăng lên, thì đô la New Zealand cũng sẽ tăng giá, và ngược lại nếu giá cả hàng hóa hạ xuống, thì đô la New Zealand thường sẽ giảm giá. Và theo xu hướng biến động giá của hàng hóa, các nhà đầu tư mới có thể tìm thấy xu hướng biến động giá của NZD/USD.


关于我们 用户协议隐私政策风险披露认证协议社区准则 帮助中心 意见反馈
App Store Android

风险披露

金融工具交易属于高风险投资活动,有导致部分或全部投资本金损失的风险,可能不适合所有投资者。本网站所包含的任何观点、聊天信息、通知、新闻资讯、研究调查、分析、价格或其他信息都是作为一般市场信息提供的,仅供教育和娱乐之用,并不构成投资建议。 所有的观点、市场行情、推荐或任何其他内容可能随时会改变,恕不另行通知。Trading.live对因使用或根据这些信息而直接或间接造成的任何损失或损害概不负责。

© 2024 Tradinglive Limited. All Rights Reserved.